Hàng hoá có thể giảm giá lên đến 100% trong tháng Khuyến mại tập trung Quốc gia

Theo quy định tại Nghị định số 81, trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (30 ngày trước ngày đầu tiên của năm Âm lịch) áp dụng hạn mức tối đa là 100%.

Doanh nghiệp tung ra nhiều chương trình khuyến mại, kích cầu tiêu dùng cuối năm.
Doanh nghiệp tung ra nhiều chương trình khuyến mại, kích cầu tiêu dùng cuối năm.

Tất cả các doanh nghiệp đều có quyền hưởng ứng, tham gia Chương trình “Khuyến mại tập trung Quốc gia 2024” bằng việc chủ động thực hiện nhiều hoạt động khuyến mại với nội dung đa dạng hấp dẫn hướng đến khách hàng, người tiêu dùng; chủ động quyết định áp dụng hạn mức khuyến mại tối đa (lên đến 100%).

Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải thực hiện các hoạt động khuyến mại hợp pháp, trung thực, công khai, minh bạch và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; bảo đảm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo quy định hiện hành.

Thông tin trên được đưa ra tại Lễ phát động Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024” do Bộ Công Thương tổ chức ngày 2/12, tại Hà Nội.

Phát biểu tại buổi Lễ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết để thực hiện hiệu quả Chương trình, Bộ Công Thương đã đề nghị sở công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các hiệp hội, ngành hàng và các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan để tổ chức, hưởng ứng tham gia Chương trình, đồng thời phát động thực hiện Chương trình tại các địa phương trên toàn quốc.

"Với sự hưởng ứng của các địa phương, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp, đặc biệt là từ hàng chục triệu người tiêu dùng Việt Nam, Chương trình Khuyến mại tập trung Quốc gia 2024 sẽ là một trong những nội dung quan trọng, thiết thực trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm mà Bộ Công Thương đã đề ra, giúp khai thác tối đa thị trường nội địa đang hồi phục tốt để nâng cao tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong khoảng thời gian cuối năm, góp phần vào việc duy trì sự tăng trưởng ở mức cao của nền kinh tế," Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh.

Các đại biểu tại Lễ phát động Chương trình Khuyến mại tập trung Quốc gia 2024.
Các đại biểu tại Lễ phát động Chương trình Khuyến mại tập trung Quốc gia 2024.

Thông tin thêm, theo ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Chương trình Khuyến mại tập trung Quốc gia 2024 được xây dựng nhằm tạo ra một mùa đặc biệt để tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần, lĩnh vực, ngành nghề có thể chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình khuyến mại mà trong đó, hạn mức tối đa của giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại có thể lên đến 100% tùy vào lựa chọn của doanh nghiệp, thay vì phải giới hạn ở mức 50%.

Đặc biệt, doanh nghiệp không phải thông qua bất kỳ khâu lựa chọn, xét chọn nào của các cơ quan Nhà nước để tham dự chương trình. Các doanh nghiệp theo đó sẽ chủ động xây dựng chương trình khuyến mại với nội dung, hình thức đa dạng, hấp dẫn nhằm đưa đến cho khách hàng, người tiêu dùng nhiều cơ hội tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ có chất lượng, giá cả phù hợp.

"Với hiệu ứng kết nối cung cầu được lan tỏa mạnh mẽ và rộng khắp trên cả nước thông qua hoạt động thương mại truyền thống và thương mại điện tử, các địa phương, tổ chức và doanh nghiệp sẽ chủ động phối hợp để triển khai hoạt động khuyến mại kết hợp với hoạt động hội chợ, triển lãm, các sự kiện… tại địa phương để không những thúc đẩy tiêu dùng nội địa mà còn góp phần thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam," ông Lê Hoàng Tài cho hay.

Theo báo cáo của Cục Xúc tiến thương mại, với tinh thần cải cách hành chính theo chủ trương của Chính phủ, từ ngày 01/12/2024, Nghị định số 128/2024/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động Xúc tiến thương mại có hiệu lực thi hành đã cắt giảm, đơn giản hóa 06 thủ tục hành chính về khuyến mại, trong đó thương nhân không phải thực hiện thủ tục hành chính đến sở công thương khi thực hiện khuyến mại giảm giá hoặc tặng quà.

Dự kiến có hàng trăm nghìn lượt thủ tục hành chính về khuyến mại được bãi bỏ không phải thực hiện hàng năm, giúp giảm tới hơn 90% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho thương nhân và giảm 90% lượt nộp hồ sơ thủ tục hành chính khuyến mại hàng năm.

Năm 2023, Chương trình khuyến mại tập trung Quốc gia đã thu hút được gần 75.000 chương trình khuyến mại do doanh nghiệp hưởng ứng thực hiện, góp phần đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 12/2023 đạt khoảng 565,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với tháng 11/2023 và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Những kết quả này đã góp phần không nhỏ vào việc thực hiện thành công các nhiệm vụ của Bộ Công Thương được Chính phủ giao tại các Nghị quyết của Chính phủ về kích cầu tiêu dùng nội địa, kích thích tiêu dùng hàng Việt Nam, thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu dùng hàng hóa.

"Đối với Chương trình năm nay, với sự chuẩn bị kế hoạch từ sớm và sự hưởng ứng đông đảo từ phía các doanh nghiệp, Chương trình sẽ kỳ vọng đạt được nhiều kết quả hơn các năm trước, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế," đại diện Cục Xúc tiến thương mại nhấn mạnh.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

fb yt zl tw