Hàng đặc sản hút khách thị trường Tết

Không khí tết Nguyên đán đang đến gần, thị trường hàng đặc sản địa phương tại Lào Cai đã bắt đầu sôi động, hút khách. 

Tương tự như những năm trước, thị trường cuối năm ghi nhận sự tăng trưởng về nhu cầu đối với các sản phẩm đặc sản địa phương. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thời điểm này cũng nhộn nhịp hơn thường lệ để chuẩn bị lượng lớn hàng hóa đưa ra thị trường.

Ngay từ tháng 10, khi người dân vào vụ thu hoạch lúa, cơ sở xay xát và đóng gói gạo của gia đình chị Vương Thị Vui ở tổ dân phố Na Bủ, thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương đã thu mua, tích trữ lượng lớn các loại thóc đặc sản. Tháng cuối năm, cơ sở cung ứng ra thị trường khoảng 5 tấn gạo, chủ yếu là gạo Séng cù và nếp nương Cao Sơn. Chị Vui cho biết: Vào vụ thu hoạch, buổi sáng tôi thường xuống thôn, mua thóc về nhà tích trữ vì cuối năm rất khó gom hàng. Gạo Séng cù Mường Khương được người tiêu dùng ưa chuộng, khách hàng hay mua làm quà nên tôi bán được nhiều hơn ngày thường".

baolaocai-tr_ot.jpg
Đóng chai tương ớt Mường Khương đặc sản để phục vụ thị trường tết Nguyên đán.

Mường Khương được biết đến với nhiều loại đặc sản nổi tiếng, từ gạo Séng cù, tương ớt, rượu ngô, thịt treo gác bếp, lợn sấy, lạp xưởng... Những sản phẩm này không chỉ là món quà biếu ý nghĩa mà còn là cách để quảng bá văn hóa ẩm thực của các dân tộc vùng cao. Thị trấn Mường Khương là địa phương tập trung nhiều cơ sở chế biến, đóng gói sản phẩm nông sản của huyện với gần 200 cơ sở đang hoạt động. Thời điểm cuối năm, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng nông sản, đặc sản tăng cao đang tạo thêm động lực để các hợp tác xã, cơ sở sản xuất, chế biến đẩy mạnh sản xuất, tăng doanh thu.

Bà Hà Ngọc Anh, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Mường Khương cho biết: Chúng tôi khuyến khích bà con sản xuất thực phẩm sạch, trước hết là cung cấp thị trường trong tỉnh, sau đó đến các tỉnh khác để nâng cao hiệu quả kinh tế, quảng bá sản phẩm địa phương. Cùng với đó, tăng cường kiểm tra về an toàn thực phẩm, hướng dẫn người dân tuân thủ quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn để đảm bảo uy tín, chất lượng khi cung ứng ra thị trường.

Những năm qua, nhiều loại đặc sản của Lào Cai đã tham gia sâu, rộng trên thị trường trong và ngoài tỉnh, thậm chí lên sàn thương mại điện tử. Đặc biệt, nhiều sản phẩm của Lào Cai đã đạt chứng nhận OCOP, khẳng định giá trị và chất lượng trên thị trường. Điển hình như gạo Séng cù, tương ớt, rượu ngô Bắc Hà, miến dong Bát Xát... đã có mặt trong các siêu thị lớn tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Các doanh nghiệp, hợp tác xã cũng đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm trên các kênh thương mại điện tử, cửa hàng bán và trưng bày, làm các giỏ quà tết để thuận lợi cho khách mua.

baolaocai-tl_dong-goi.jpg
Nhiều sản phẩm được đóng hộp, đóng giỏ theo các set quà tặng dịp Tết.

Cuối năm, chị Nguyễn Thị Tươi ở phường Nam Cường, thành phố Lào Cai đến cửa hàng trưng bày, bán các sản phẩm của Liên minh Hợp tác xã tỉnh để chọn mua các set quà tặng. Chị Tươi chia sẻ: “Tôi cần tặng quà cho khách hàng, đối tác tại các tỉnh khác nên muốn chọn mua đặc sản của địa phương. Tôi đã từng sử dụng đặc sản của tỉnh nên yên tâm về chất lượng cũng như tính độc đáo của vùng miền. Các loại đặc sản giờ đây cũng được chế biến, đóng gói, có nhãn mác và mẫu mã đẹp nên lựa chọn làm quà biếu sẽ rất lịch sự và ý nghĩa.

Tại các cửa hàng chuyên trưng bày, kinh doanh nông sản sạch, các sản phẩm OCOP, sản phẩm của hợp tác xã thời điểm này cũng thu hút lượng lớn khách hàng tham quan, mua sắm.

Chị Vương Diệu Linh, Quản lý cửa hàng trưng bày, kinh doanh các sản phẩm của Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lào Cai cho biết: Cửa hàng hiện trưng bày, giới thiệu và kinh doanh khoảng 300 mã sản phẩm, là đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP, sản phẩm của các hợp tác xã trong tỉnh. Các set quà tặng thường có giá từ 300.000 - 1 triệu đồng hoặc các giỏ quà cao cấp hơn tùy theo nhu cầu của người mua. Chúng tôi trang trí, đóng gói các set hàng thành hộp, giỏ quà để phục vụ nhu cầu biếu, tặng. Giá các mặt hàng được bán theo giá niêm yết, không tăng dù sức mua tăng.

Ông Trương Mạnh Hùng, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lào Cai cho biết: Các hợp tác xã, tổ hợp tác thường là chủ thể của các sản phẩm OCOP, nông sản đặc sản của địa phương. Để vụ sản xuất quan trọng nhất trong năm đạt hiệu quả cao, chúng tôi đã kết nối với các hợp tác xã, đẩy mạnh xúc tiến thị trường thông qua chuyển đổi số, với các hình thức như livestream, xây dựng video quảng bá, truyền thông trên mạng xã hội. Tuy nhiên, các hợp tác xã cũng cần quan tâm đến mẫu mã, đóng gói, đảm bảo chất lượng sản phẩm để đạt hiệu quả cao trong vụ Tết năm nay.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Yên đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng

Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên: Bảo Yên đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng

Xác định Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên là dự án trọng điểm quốc gia, cấp bách, có vai trò quan trọng đối với an ninh năng lượng quốc gia, nhất là đối với khu vực miền Bắc, những ngày này, huyện Bảo Yên - nơi có đường dây đi qua đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.

Những triệu phú vùng cao

Những triệu phú vùng cao

Nhờ chính sách hỗ trợ và nỗ lực vươn lên thoát nghèo, ở địa bàn vùng cao, vùng sâu Lào Cai đã xuất hiện nhiều triệu phú, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Nhu cầu điện tiếp tục tăng cao

Nhu cầu điện tiếp tục tăng cao

Từ nay đến năm 2030, mỗi năm Việt Nam phải tăng về nguồn từ 10.000 - 12.000MW, tương ứng với đó thì hệ thống truyền tải, nhất là các nguồn giải tỏa công suất liên miền và nội miền cũng cần được quan tâm, nên cần sự vào cuộc của các bộ ngành và địa phương.

Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên: Người dân Bảo Thắng đồng thuận cao trong giải phóng mặt bằng

Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên: Người dân Bảo Thắng đồng thuận cao trong giải phóng mặt bằng

Huyện Bảo Thắng có quy hoạch xây dựng 33 vị trí móng cột đường dây tải điện 500 kV tại 2 xã là Phong Niên và Xuân Quang với diện tích đất phải thu hồi 42.084 m2 của 80 hộ dân. Chỉ sau hơn 2 tuần thực tế triển khai các phần việc như phổ biến thông tin Dự án, xác định ranh giới thu hồi, kiểm đếm, thống kê, áp giá đã hoàn tất, cách làm của Bảo Thắng là đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong Nhân dân, nhất là hộ dân thuộc diện thu hồi đất.

Bình Dương tập trung phát triển kinh tế xanh, gìn giữ môi trường

Bình Dương tập trung phát triển kinh tế xanh, gìn giữ môi trường

Bình Dương có tốc độ công nghiệp hóa nhanh chóng, thu hút lượng lớn nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, quá trình này kéo theo không ít thách thức trong việc bảo vệ môi trường. Bình Dương đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, quyết liệt và đồng bộ nhằm bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Quy định quản lý đường giao thông trên địa bàn tỉnh

Quy định quản lý đường giao thông trên địa bàn tỉnh

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 68/2024/QĐ-UBND ban hành quy định một số nội dung về quản lý đường thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh; trình tự, thủ tục chấp thuận thiết kế, cấp phép thi công nút giao đối với đường địa phương đang khai thác trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

“Ngắm hoa mùa xuân - hái quả mùa hè”

“Ngắm hoa mùa xuân - hái quả mùa hè”

Ở mảnh đất biên cương Si Ma Cai, nơi in dấu bước chân ngựa Thần, người dân đang không ngừng vươn lên, thay đổi cuộc sống từ chính đôi tay cần mẫn, biến núi đồi hoang sơ thành những vườn cây ăn quả ôn đới trĩu quả.

Xác lập kỷ lục mới, xuất khẩu vượt mốc 400 tỷ USD

Xác lập kỷ lục mới, xuất khẩu vượt mốc 400 tỷ USD

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều rủi ro, bất ổn, xuất khẩu của Việt Nam năm 2024 vẫn duy trì mức tăng trưởng tích cực, đóng vai trò động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế. Bước sang năm 2025, tình hình thế giới dự báo tiếp tục chuyển biến nhanh, khó lường, chắc chắn sẽ tác động đến triển vọng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi về nội tại, xuất khẩu của ta dù đang phục hồi tốt nhưng chưa bền vững, còn chịu nhiều tác động bởi các yếu tố bên ngoài.

fb yt zl tw