Hàn Quốc: Cho phép các trường đại học tự đặt lịch tuyển sinh cho sinh viên nước ngoài

Trong nỗ lực thu hút sinh viên quốc tế và cứu các trường đại học, cao đẳng khu vực khỏi rơi vào tình thế đóng cửa do thiếu học viên, Hàn Quốc đang xem xét cho phép các trường đại học khu vực độc lập tuyển sinh nhiều kỳ đối với sinh viên quốc tế và học viên trưởng thành (phân biệt với học sinh trong độ tuổi đi học).

Sinh viên trường Đại Học Hàn Quốc. Ảnh minh họa
Sinh viên trường Đại Học Hàn Quốc. Ảnh minh họa

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, tháng 7 vừa qua, Chính phủ Hàn Quốc đã thông qua sửa đổi một phần Nghị định thực thi Đạo luật Giáo dục đại học. Theo đó, sẽ cho phép các trường đại học tự đặt lịch tuyển sinh cho sinh viên nước ngoài và người học trưởng thành, không giống như học sinh trong độ tuổi đi học.

Ông Kim Taekyung - Trưởng Ban Hợp tác quốc tế tại Trường Cao đẳng Khoa học Dongeui, cho biết không giống như học sinh trong độ tuổi đi ở Hàn Quốc sẽ học nhập học sau khi tốt nghiệp vào tháng 2, học sinh trưởng thành không bị ràng buộc phải nhập học vào tháng 3. Vì lý do này, việc tuyển dụng thường xuyên người học trưởng thành cần nhanh chóng được triển khai nghiêm túc. Điều này có nghĩa là các quy định đã được nới lỏng để cho phép các trường tuyển sinh không phải chỉ 2 lần trong một năm.

Theo ông Kim, hầu hết sinh viên nước ngoài tốt nghiệp vào tháng 6 hoặc tháng 8 tại quê nhà. Vì thế nếu muốn nhập học tại Hàn Quốc thường phải chậm lại 1 kỳ. Vì thế cần cân nhắc thời điểm tuyển sinh phù hợp với sinh viên quốc tế.

Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho biết trong bối cảnh tỷ lệ sinh thấp tiếp tục, dân số trong độ tuổi đi học và lực lượng lao động sản xuất đang giảm nhanh chóng dẫn đến sự thiếu hụt đầu vào tuyển sinh của các trường học ở khu vực. Vì thế các cơ quan chức năng đang hướng tới việc ủng hộ chế độ tuyển sinh linh hoạt, thường xuyên sinh viên nước ngoài và người học trưởng thành. Các đối tượng này có thể đặt lịch tuyển sinh riêng so với học sinh trong độ tuổi đi học.

Cùng với việc nới lỏng các quy định của chính phủ về thời gian tuyển sinh, nhiều ý kiến cho rằng Hàn Quốc cũng cần cân chỉnh xu hướng “lấy bằng cấp làm trung tâm” và các trường đại học cần nỗ lực thiết lập một “hệ thống giáo dục linh hoạt”, đáp ứng nhu cầu đào tạo theo yêu cầu. Các trường học cũng cần tiến tới vận hành chương trình giảng dạy một cách linh hoạt để phản ánh nhu cầu của người học, tiến tới sự tự chủ trong các tiết học trong tương lai.

Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho biết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở các quốc gia được có nền giáo dục tiên tiến như Anh và Australia thường có lịch tuyển sinh mới khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của trường đại học và khóa học. Điều này là do mục tiêu không phải là đạt được bằng cấp mà là đạt được một mức độ “kỹ năng công việc” nhất định. Chương trình giảng dạy cũng được phân chia chi tiết theo năng lực công việc. Người học có thể lựa chọn thời gian học, cấp độ chương trình và mức độ nghiên cứu chuyên sâu tùy theo hoàn cảnh và nhu cầu cá nhân.

Giáo dục nghề nghiệp ở cả hai nước nói trên phần lớn được chia thành các khóa học cấp chứng chỉ, đủ chứng chỉ thì có thể tốt nghiệp. Ngoài ra còn có lộ trình chuyển tiếp sinh viên từ các trường cao đẳng, cơ sở dạy nghề, v.v. sang các trường đại học phổ thông.

Theo thống kê của Bộ Tư pháp Hàn Quốc, tính đến hết năm 2023, có tổng cộng 152.094 sinh viên quốc tế đang du học tại Hàn Quốc, trong số này 47,5% là sinh viên đại học.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Thế giới có thể thu hẹp khoảng cách tài chính cho hệ thống cảnh báo sớm và bảo đảm rằng mọi quốc gia đều có đủ nguồn lực cần thiết để tăng cường khả năng chống chịu, đồng thời bảo vệ cộng đồng trước những tác động ngày càng mạnh mẽ của thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.

Nữ Tổng thống Namibia đầu tiên tuyên thệ nhậm chức

Nữ Tổng thống Namibia đầu tiên tuyên thệ nhậm chức

Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Nam Phi, trong một sự kiện lịch sử trùng với kỷ niệm 35 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Namibia (21/3/1990 - 21/3/2025), bà Netumbo Nandi-Ndaitwah đã chính thức tuyên thệ nhậm chức, trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của quốc gia khu vực Nam Phi này.

fb yt zl tw