Hạn chế sử dụng điện thoại trong trường học, giúp học sinh chú tâm học tập

Nhiều trường học đã áp dụng biện pháp hạn chế học sinh sử dụng điện thoại trong trường học, thậm chí cấm sử dụng điện thoại trong trường học, kể cả giờ ra chơi. Có nhiều luồng ý kiến khác nhau về vấn đề nên hay không nên cấm học sinh sử dụng điện thoại tại trường học?

Thông tư số 32 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về các hành vi học sinh không được làm. Thông tư này quy định “Học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Hiện nay, nhiều trường học đã áp dụng biện pháp hạn chế học sinh sử dụng điện thoại trong trường học, thậm chí cấm sử dụng điện thoại trong trường học, kể cả giờ ra chơi. Có nhiều luồng ý kiến khác nhau về vấn đề nên hay không nên cấm học sinh sử dụng điện thoại tại trường học?

Ý kiến của học sinh, giáo viên, phụ huynh, nhà quản lý về việc học sinh sử dụng điện thoại trong trường học:

Học sinh: “Con rất đồng ý với quan điểm là hạn chế sử dụng điện thoại trong khuôn viên nhà trường”.

Phụ huynh: “Việc cấm học sinh sử dụng điện thoại trong trường học sẽ giúp các em tập trung lo học hơn, không bị sao nhãng chuyện học tập. Tuy nhiên, đối với học sinh cấp 3 trở lên, việc cấm các em sử dụng điện thoại thì bất tiện, vì điện thoại giúp các em có thể tra cứu các phần mềm, tìm hiểu kiến thức phục vụ cho học tập”.

Phụ huynh: “Hệ lụy của việc học sinh đưa điện thoại đi học là các con sẽ ít chơi, nói chuyện với nhau, không giao lưu với nhau, chỉ ngồi xem điện thoại. Việc cấm học sinh sử dụng điện thoại trong trường học là rất hợp lý".

Giáo viên: “Quan điểm của nhà trường là không phải là cấm hoàn toàn việc học sinh sử dụng điện thoại trong trường. Nhà trường chia ra từng khu vực, khu vực nào được sử dụng và khu vực nào không được sử dụng”.

Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đã áp dụng quy định hạn chế học sinh sử dụng điện thoại trong trường học nhiều năm nay.
Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đã áp dụng quy định hạn chế học sinh sử dụng điện thoại trong trường học nhiều năm nay.

Vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về việc nên hay không nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong trường học. Tuy nhiên, đa phần học sinh, phụ huynh, giáo viên đều ủng hộ việc hạn chế sử dụng điện thoại trong trường học, đặc biệt cấm sử dụng trong giờ học trên lớp đối với môn học không liên quan đến điện thoại. Trên thực tế, quy định hạn chế học sinh sử dụng điện thoại trong trường học hoặc cấm sử dụng điện thoại trong lớp học không còn mới đối với nhiều trường học hiện nay.

Từ 5 năm nay, Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đã áp dụng quy định hạn chế học sinh sử dụng điện thoại trong trường học. 4 năm học ở Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ, thành phố Đà Nẵng, em Trương Nữ Trà My, học sinh lớp 9/3 luôn chấp hành nghiêm và rất ủng hộ quy định hạn chế sử dụng điện thoại trong trường học. Theo em Trà My, điện thoại thông minh rất tiện ích, dùng để tra cứu thông tin, sao chụp tài liệu phục vụ học tập và liên lạc với gia đình, bạn bè nhưng vào lớp học thì không nên sử dụng để tập trung nghe thầy, cô giảng bài. Nếu cần tra cứu thông tin thì có thể sau giờ học hoặc về nhà tìm hiểu. Nếu những kiến thức các thầy cô có thể giải đáp được thì nên hỏi thầy cô.

Theo em Trương Nữ Trà My, nếu muốn liên lạc với gia đình, các thầy, cô sẵn sàng cho học sinh mượn điện thoại: “Con cũng có sử dụng điện thoại nhưng khi vào trường là tắt nguồn hoặc tắt chuông điện thoại, không sử dụng để tránh ảnh hưởng đến việc học của các bạn trong lớp. Con rất đồng ý với quan điểm là hạn chế sử dụng điện thoại trong khuôn viên nhà trường. Còn nếu cho phép sử dụng điện thoại trong lớp sẽ có tình trạng không tập trung vào việc học mà sử dụng để chơi game hoặc là để dùng những việc không tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học”.

Nhiều phụ huynh, học sinh, giáo viên ủng hộ chủ trương hạn chế học sinh sử dụng điện thoại trong trường học. Ảnh minh họa
Nhiều phụ huynh, học sinh, giáo viên ủng hộ chủ trương hạn chế học sinh sử dụng điện thoại trong trường học. Ảnh minh họa

Hiện nay, nhiều trường học vẫn cho phép học sinh mang điện thoại đến trường nhưng khi vào lớp học, học sinh phải tắt nguồn điện thoại hoặc chuyển sang chế độ im lặng và không được phép sử dụng. Học sinh chỉ được sử dụng điện thoại trong giờ học đối với các bộ môn được giáo viên đồng ý để tra cứu thông tin. Khu vực học sinh có thể sử dụng điện thoại từ cột cờ của nhà trường ra phía ngoài cổng để liên hệ bố mẹ, người thân đưa đón. Đây cũng là quy định bắt buộc về cách sử dụng điện thoại đối với học sinh của Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng từ 5 năm nay. Thầy Võ Thanh Phước, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng cho biết, mục đích hạn chế sử dụng điện thoại trong trường học là để học sinh tập trung, chú tâm vào việc học, nghe giáo viên giảng bài, không ảnh hưởng đến lớp học.

Theo thầy Võ Thanh Phước, sử dụng điện thoại là nhu cầu thiết yếu, vì vậy nhà trường không cấm tuyệt đối mà chỉ hạn chế và quy định khu vực học sinh được phép sử dụng: “Trong phòng học, lớp học thì các em không được sử dụng, chỉ sử dụng theo yêu cầu của giáo viên để truy cập trang thông tin thì là tốt. Nhưng ngược lại, nếu như các em không thực hiện đúng, có em lạm dụng khi sử dụng làm việc khác, ví dụ như chơi game, chụp những hình ảnh phản cảm hoặc là những nội dung không lành mạnh thì nhà trường không cho phép. Nhà trường có quy định khu vực hạn chế sử dụng điện thoại để đảm bảo chất lượng dạy học”.

Lo ngại trẻ em nghiện game, sao nhãng việc học. Ảnh minh họa
Lo ngại trẻ em nghiện game, sao nhãng việc học. Ảnh minh họa

Thực tế lâu nay đã có tình trạng học sinh mang điện thoại vào lớp học và lén lút sử dụng vào việc riêng trong giờ học như xem phim, chơi game, chụp ảnh, quay clip đưa lên mạng… Có nhiều luồng ý kiến khác nhau về vấn đề nên hay không nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong trường học nhưng đa số phụ huynh, học sinh và giáo viên đều ủng hộ việc hạn chế sử dụng. Bà Hồ Thị Ngọc, một phụ huynh học sinh cho rằng, cần linh hoạt trong quy định sử dụng điện thoại đối với học sinh trong trường học: “Tôi cũng không đồng tình khi cho con em mình ở trong độ tuổi tiểu học hay là lớp 6, lớp 7 dùng điện thoại smartphone. Vì như thế vừa không đảm bảo được sức khỏe cho các em, khi các em chưa biết cách kiểm soát sử dụng điện thoại di động cũng như là chưa biết cách kiểm soát các nội dung không lành mạnh trên mạng xã hội”.

Thông tư số 32 năm 2020 của Bộ Giao dục và Đào tạo quy định về các hành vi học sinh không được làm, trong đó có quy định: “Học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”.

Quy định này chỉ cấm sử dụng điện thoại trong lớp học chứ không cấm học sinh mang điện thoại vào lớp. Hiện nay, nhiều trường học tại các địa phương có những cách áp dụng khác nhau, dẫn đến thiếu thống nhất, chưa đồng bộ. Bà Lê Thị Hương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị cho biết, hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin, điện thoại smartphone trong môi trường học đường cũng rất tiện ích. Nhiều bộ môn, học sinh cần có điện thoại để tra cứu thông tin, sao chụp tài liệu. Vì vậy, không khuyến khích cấm tuyệt đối mà cần hướng dẫn sử dụng một cách hợp lý, linh hoạt, đặc biệt là vai trò quản lý của giáo viên từng môn học.

Cần tăng cường giáo dục thể chất, các hoạt động ngoại khóa tập thể để giúp học sinh hạn chế sử dụng điện thoại.
Cần tăng cường giáo dục thể chất, các hoạt động ngoại khóa tập thể để giúp học sinh hạn chế sử dụng điện thoại.

Bà Lê Thị Hương cho biết thêm, tùy theo tình hình thực tế mà mỗi trường học có cách quản lý việc sử dụng điện thoại đối với học sinh trong trường học phù hợp: “Lâu nay, một số trường tư thục cũng hạn chế học sinh sử dụng điện thoại, còn các trường học công cũng chưa có quy định nào cấm sử dụng cả. Vì đây là nội dung cũng có mặt tốt nhưng cũng có những hạn chế. Trong quá trình học, khi cần thông tin, các em có thể tra cứu trên điện thoại để giúp cho việc học tập của các em tốt hơn. Nếu các em tự giác, kiểm soát được thì khai thác rất tốt, nhưng sợ các em ham chơi, sử dụng điện thoại để chơi game trong giờ học chẳng hạn. Nếu thầy, cô quán triệt ngay từ khi vào lớp, yêu cầu các em tắt điện thoại thì rất tốt. Nếu quản lý của giáo viên tốt thì vấn đề sử dụng điện thoại cũng rất tốt”.

Theo vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người thầy tận tụy, mẫu mực

Người thầy tận tụy, mẫu mực

Trong 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” toàn tỉnh xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Điều chỉnh nội dung, hình thức đánh giá cấp quốc gia kết quả học tập của học sinh phổ thông

Điều chỉnh nội dung, hình thức đánh giá cấp quốc gia kết quả học tập của học sinh phổ thông

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư quy định về đánh giá diện rộng cấp quốc gia chất lượng giáo dục phổ thông, để lấy ý kiến góp ý rộng rãi. Thông tư này được ban hành sẽ thay thế Thông tư 51/2011/TT-BGDĐT ngày 3/11/2011 quy định về đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Tỏa sáng trí tuệ

Tỏa sáng trí tuệ

Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Lào Cai năm học 2025 - 2026, có 10 thủ khoa tiêu biểu ở các môn chuyên. Đây là kết quả của tinh thần học tập nghiêm túc, những ngày tháng miệt mài ôn luyện và sự kiên trì theo đuổi tri thức. Thành tích ấy không chỉ xứng đáng được ghi nhận, mà còn trở thành nguồn cảm hứng cho những thế hệ học sinh tiếp theo - những người đang bắt đầu viết giấc mơ của riêng mình.

Mùa hè ý nghĩa của trẻ em vùng cao

Mùa hè ý nghĩa của trẻ em vùng cao

Mùa hè của trẻ em thành phố là những chuyến du lịch cùng gia đình, về quê nội, ngoại hay khám phá các khu vui chơi cùng bố mẹ. Nhưng với trẻ em vùng cao, mùa hè là khoảng thời gian để giúp đỡ gia đình. Mùa hè với mỗi đứa trẻ đều có ý nghĩa khác nhau, dù đủ đầy hay vất vả, đều là những kỷ niệm đáng nhớ, đem lại nhiều bài học trong cuộc sống sau này.

Miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh

Miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 217/2025/QH15 về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Hành trình đến danh hiệu Thủ khoa Văn của cô nữ sinh chuyên Nguyễn Tất Thành

Hành trình đến danh hiệu Thủ khoa Văn của cô nữ sinh chuyên Nguyễn Tất Thành

Trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2025 - 2026, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, bên cạnh những con số ấn tượng về chất lượng thí sinh, nhà trường còn vinh danh 10 em học sinh xuất sắc giành vị trí thủ khoa ở 10 môn thi chuyên khác nhau. Trong những gương mặt xuất sắc ấy có em Nguyễn Bảo Ngọc - học sinh lớp 9A của chính ngôi trường này đã giành vị trí thủ khoa ở môn chuyên Văn. Đây là một trong những môn thi có tỷ lệ chọi cao nhất và đòi hỏi nhiều năng lực ở kỳ thi năm nay.

fb yt zl tw