Hai năm làm Bí thư Đà Nẵng của ông Nguyễn Xuân Anh

Với việc sử dụng xe do doanh nghiệp tặng, điều chuyển nhân sự gây điều tiếng..., ông Nguyễn Xuân Anh bị kết luận có "vi phạm nghiêm trọng". 

Trước khi bắt đầu vào sự nghiệp chính trị, ông Nguyễn Xuân Anh từng công tác tại báo Thanh Niên, giữ chức Trưởng ban Quốc tế. 33 tuổi, ông Xuân Anh đã giữ chức Bí thư quận ủy Liên Chiểu và 2 năm sau là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng.

Đến 39 tuổi, ông Xuân Anh giữ chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, là một trong hai Bí thư tỉnh thành trẻ nhất nước. Ông cũng kiêm Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, thay người tiền nhiệm Trần Thọ. Thời gian này, ông Xuân Anh là Ủy viên chính thức Trung ương Đảng. 

Những chỉ đạo dang dở

Trong bài phát biểu dài 13 phút sau khi nhậm chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ngày 16/10/2015, ông nói sẽ đem hết trí tuệ và tâm sức phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân.

"Lãng phí là xúc phạm đến lòng tin của dân, tham nhũng là có tội với nhân dân", tân Bí thư nói và khẳng định không khoan nhượng với nạn "chạy chức, chạy quyền", cán bộ lợi dụng chức quyền để vun vén cá nhân, kiên quyết chống "thị trường ngầm và thương mại hàng hóa công tác tổ chức cán bộ". 

Ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

Hai ngày sau đó, ông Xuân Anh công khai số điện thoại và email cá nhân để tiếp nhận phản ánh của người dân. Tân Bí thư đã dành chuyến đi thực tế đầu tiên của mình là "vi hành" bãi rác Khánh Sơn, nơi người dân phản ứng gay gắt vì ô nhiễm và hứa xử lý.

"Xây dựng thương hiệu TP Đà Nẵng đáng sống, yên bình rất khó nhưng mất thương hiệu thì rất dễ dàng", ông nói.

Tuyên chiến với tội phạm, ông Xuân Anh khẳng định "thành phố phải là nơi đáng sợ với tội phạm", "tôi làm bí thư hay làm chủ tịch mà làm không được thì để người khác làm".

Bí thư Đà Nẵng cũng thị sát cống xả thải gây ô nhiễm bãi biển đẹp nhất Đà Nẵng và chỉ đạo khắc phục. Tuy nhiên, 6 tháng qua, các cống xả thải vẫn tiếp tục đầu độc bãi biển. Chuyện xử lý ô nhiễm ở bãi rác Khánh Sơn vẫn bế tắc...

Kỳ họp thứ 4, HĐND TP Đà Nẵng khóa IX tháng 7 vừa qua, nhiều vấn đề nóng về vi phạm trật tự đô thị, kẹt xe, quá tải bệnh viện, tội phạm có xu hướng tăng, nhiều dự án treo, hơn 11 nghìn lô đất tái định cư chưa sử dụng, hơn 150 ha đất nông nghiệp không sản xuất... đã được đưa ra chất vấn.

Công trình sẽ tạo dấu ấn của ông Nguyễn Xuân Anh là quyết định xây dựng hầm chui vượt sông Hàn, mức đầu tư 4.100 tỷ đồng. Nhiều chuyên gia cho rằng việc xây cầu chưa thực sự cần thiết. Còn ông Xuân Anh nói sẽ chịu trách nhiệm với quyết định của mình. 

Thủ tướng sau đó đã yêu cầu tạm dừng để Đà Nẵng "nghiên cứu lại". Đến nay, việc có triển khai công trình hầm chui vượt sông hay không vẫn bỏ ngỏ, nhưng nhiều người đã nếm trái đắng vì đầu cơ đất khu vực này với giá đắt đỏ.

"Sẽ từ chức nếu có bất kỳ lô đất nào"

Cuối năm 2015, Đà Nẵng rộ lên thông tin nhiều người nước ngoài nhờ người Việt đứng tên để mua đất ven biển, nguy cơ hình thành "phố Trung Quốc". Lúc này rộ lên thông tin ông Lý Phước Cang, người từng lái xe cho gia đình Bí thư Nguyễn Xuân Anh, mua 12 lô đất ven biển với giá trị hàng chục tỷ đồng cho gia đình Bí thư.

Tại buổi họp báo thời điểm đó, ông Xuân Anh khẳng định "tôi và gia đình không có nhu cầu đất ven biển. Cá nhân tôi hoàn toàn không có bất cứ lô đất nào. Nếu ai phát hiện hoặc tìm hiểu ra tôi có một lô đất nào khác ngoài căn nhà đang ở 43 Nguyễn Thái Học (Đà Nẵng), tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm, thậm chí từ chức Bí thư Thành ủy".

Căn nhà số 43 Nguyễn Thái Học của ông Nguyễn Xuân Anh.
Căn nhà số 43 Nguyễn Thái Học của ông Nguyễn Xuân Anh. 

Vậy nhưng ngày 18/9, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận Bí thư Thành ủy Đà Nẵng "sử dụng hai nhà ở của doanh nghiệp".

"Đi xe doanh nghiệp tặng"

Tháng 2 vừa qua, dư luận Đà Nẵng đặc biệt quan tâm đến thông tin Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đi xe biển số giả 43A-29999. Chiếc xe hiệu Toyota Avalon Limited 5 chỗ có giá thị trường khoảng 2,5 tỷ đồng. Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng sau đó đã trưng ra nhiều hồ sơ, khẳng định xe không mang biển số giả.

Thành ủy Đà Nẵng cho biết chiếc xe giá 1,3 tỷ đồng là hàng biếu tặng của công ty TNHH Minh Hưng Phát. Báo Lao động cho hay Công ty TNHH Minh Hưng Phát đã nhiều lần đổi tên, trụ sở, chỉ xuất 3 hoá đơn trong 5 năm và nghề đăng ký kinh doanh của công ty này là “mua bán nhà và dịch vụ chuyển quyền sử dụng đất”.

Lên tiếng về vụ việc, ông Xuân Anh cho hay từ khi làm Bí thư đến nay, ngân sách thành phố chưa tốn một đồng để mua xe phục vụ việc đi lại của ông, dù tiêu chuẩn cho phép. Chiếc Toyota Avalon Limited là một trong số 8 xe do doanh nghiệp tặng, vì muốn hỗ trợ thành phố phục vụ công việc chung.

Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ ngày 1/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo: "Từ nay, các địa phương không được nhận ôtô do doanh nghiệp tặng". Ba ngày sau, Thành ủy làm thủ tục chuyển trả chiếc Toyota Avalon Limited cho doanh nghiệp.

Công ty TNHH Minh Hưng Phát được một số báo chỉ ra đã nhiều lần đổi tên, thay trụ sở và chỉ xuất 3 hóa đơn trong vòng 5 năm.

Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, ông Xuân Anh đã "thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng xe ôtô do doanh nghiệp biếu, tặng".

Xe biển xanh ông Nguyễn Xuân Anh sử dụng là xe doanh nghiệp tặng.
Xe biển xanh ông Nguyễn Xuân Anh sử dụng là xe doanh nghiệp tặng.

Trong một buổi đối thoại với doanh nghiệp trên địa bàn hồi tháng 6/2016, ông Xuân Anh cấm cán bộ vòi vĩnh doanh nghiệp, đồng thời khẳng định "chưa bao giờ có chuyện doanh nghiệp làm việc với tôi mà có một phong bì nào đặt trên bàn".

Những quyết định nhân sự gây "điều tiếng"

Tháng 2/2017, Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng điều động ông Nguyễn Thanh Quang, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố về làm Bí thư quận ủy Thanh Khê.

Một tháng sau, Thành ủy Đà Nẵng điều động ông Đặng Việt Dũng, ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Phó chủ tịch thường trực UBND TP Đà Nẵng về giữ chức trưởng Ban tuyên giáo thay ông Quang. Ông Dũng từng là Giám đốc Sở Giao thông, trình độ chuyên môn tiến sĩ kỹ thuật, kỹ sư chuyên ngành cầu đường.

Dư luận khi đó cho rằng ông Đặng Việt Dũng bị trù dập và nội bộ lãnh đạo thành phố đang có bất hòa. Phát biểu tại buổi gặp mặt Bí thư 56 xã phường, ông Nguyễn Xuân Anh khẳng định nội bộ thành phố không có đấu đá. "Ban thường vụ Thành ủy cơ bản giữ được đoàn kết, dù có một vài quan điểm cá nhân có thể khác nhau", ông nói.

Giải thích thêm, Phó bí thư thường trực Thành ủy Đà Nẵng Võ Công Trí, cho biết do đã luân chuyển ông Nguyễn Thanh Quang, nên Thành ủy Đà Nẵng cần người thay thế.

Bí thư Nguyễn Xuân Anh khẳng định, việc luân chuyển được tuân thủ theo quy trình và "không ai có thể đứng trên tập thể". "Tôi là Bí thư nhưng cũng không chi phối hết tập thể được. Chúng tôi làm theo quy định, còn vui hay không vui là ý cá nhân", ông nói.

Thành ủy Đà Nẵng đã giới thiệu ông Lê Trung Chinh, Bí thư quận ủy Ngũ Hành Sơn để HĐND thành phố bầu giữ chức Phó chủ tịch Đà Nẵng thay ông Đặng Việt Dũng. Thủ tướng và Bộ Nội vụ sau đó đã có văn bản chưa thống nhất việc này, do ông Chinh thuộc diện cán bộ luân chuyển chưa đủ 36 tháng.

Kết quả kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, ông Nguyễn Xuân Anh - chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Ông Nguyễn Xuân Anh được cho đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ; chủ trì xem xét, quyết định một số nhân sự có biểu hiện áp đặt; trực tiếp chỉ đạo nhiều công việc cụ thể của chính quyền.

"Những việc làm của ông Xuân Anh đã gây phân tâm, ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thống nhất trong Ban Thường vụ Thành ủy", Ủy ban Kiểm tra Trung ương thông tin. 

Ủy ban Kiểm tra cũng kết luận ông Xuân Anh kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định; thiếu trung thực, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và Quy định những điều đảng viên không được làm.

Cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 -2020 còn có ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND thành phố, Phó bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

Những vi phạm của hai lãnh đạo Đà Nẵng bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, "đến mức phải thi hành kỷ luật".

VnExpress

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuổi trẻ Lào Cai triển khai hoạt động tri ân tại nghĩa trang liệt sĩ.

Tuổi trẻ Lào Cai sôi nổi hướng về ngày hội thống nhất non sông

Dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) thực sự là ngày hội của Nhân dân cả nước với niềm hân hoan, tự hào. Chào mừng sự kiện này, các cấp bộ đoàn trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, qua đó giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc trong đoàn viên, thanh niên, thanh thiếu nhi.

Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch sởi

Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch sởi

Trong 4 tháng đầu năm 2025, toàn tỉnh Lào Cai đã ghi nhận hơn 3.800 ca mắc sởi tại 9/9 huyện, thị xã, thành phố. Những biện pháp phòng, chống dịch đang được ngành y tế và các địa phương quyết liệt triển khai, bảo vệ sức khỏe người dân. 

Khách quốc tế ấn tượng với ngày hội hòa bình, thống nhất

Khách quốc tế ấn tượng với ngày hội hòa bình, thống nhất

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Quân đội nhân dân tại khu vực diễn ra Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ở TP Hồ Chí Minh sáng 30/4, hòa chung không khí tưng bừng, hân hoan của người dân Việt Nam, có nhiều người nước ngoài, du khách quốc tế cũng có mặt với cờ hoa, mũ, áo cờ đỏ sao vàng để xem diễu binh, diễu hành và màn trình diễn máy bay ấn tượng trên bầu trời…

Dấu ấn ngày lịch sử

Dấu ấn ngày lịch sử

50 năm đã trôi qua nhưng ký ức về ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn mãi là niềm tự hào, vẻ vang của dân tộc. Ngày đất nước hòa bình, non sông thống nhất luôn được ghi nhớ trong tim mỗi người dân Việt Nam. Hòa chung với niềm vui của dân tộc, dấu mốc lịch sử ấy còn đậm sâu hơn trong tâm trí của những người đặc biệt khi họ có cả niềm vui riêng.

Thế hệ trẻ nghĩ về ngày Chiến thắng

Thế hệ trẻ nghĩ về ngày Chiến thắng

Dù không trải qua thời khắc lịch sử thiêng liêng - ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975) nhưng thế hệ trẻ Lào Cai hôm nay vẫn luôn hướng về quá khứ với niềm tự hào sâu sắc. Đó cũng là động lực để thế hệ trẻ Lào Cai tiếp tục cống hiến cho quê hương, đất nước và viết tiếp trang sử hào hùng của dân tộc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Còn nhiều việc phải làm, tuyệt đối không chủ quan

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Còn nhiều việc phải làm, tuyệt đối không chủ quan

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, mục tiêu tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT là giảm áp lực và giảm tốn kém cho xã hội nhưng vẫn bảo đảm chất lượng đề ra. Kỳ thi năm nay đặc biệt quan trọng bởi diễn ra trong bối cảnh cả nước đang thực hiện việc sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính.

Siết chặt quản lý chất lượng thuốc

Siết chặt quản lý chất lượng thuốc

Trong bối cảnh thuốc giả, thuốc kém chất lượng đang ngày càng tinh vi, len lỏi vào thị trường, việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng thuốc trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Ngành y tế Lào Cai đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm ngăn chặn, kịp thời phát hiện và phòng ngừa việc sản xuất, kinh doanh thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, bảo đảm chất lượng thuốc an toàn và hiệu quả điều trị cho người sử dụng.

fb yt zl tw