Giao tranh ở Myanmar gần biên giới giáp Thái Lan diễn biến căng thẳng

Chính quyền quân sự Myanmar đang chật vật đối phó đợt nổi dậy của các nhóm vũ trang trên nhiều mặt trận, hứng hàng loạt thất bại ở những vùng biên giới.

tg1.jpg
(Ảnh: AFP)

Kênh Al Jazeera đưa tin, hôm nay (11/4), khoảng 200 binh lính rút về cây cầu nối thị trấn biên giới Myawaddy với Thái Lan, sau đợt tấn công kéo dài nhiều ngày của lực lượng nổi dậy.

Việc rút lui là một dấu hiệu cho thấy áp lực ngày càng tăng đối với các tướng lĩnh nắm quyền từ cuộc đảo chính vào tháng 2/2021, dẫn đến một cuộc nổi dậy chống lại sự cầm quyền của họ.

Trong một tuyên bố trên Facebook, Liên minh Quốc gia Karen (KNU), nhóm vũ trang dân tộc dẫn đầu cuộc tấn công vào Myawaddy (thị trấn ven biên giới Thái Lan được kết nối với phần còn lại Myanmar), cho biết lực lượng của họ đã đánh bại tiểu đoàn 275, lực lượng quân sự lớn còn lại trong thị trấn, vào đầu giờ sáng nay.

Saw Taw Nee, người phát ngôn của KNU, nói với hãng tin Reuters rằng khoảng 200 binh sĩ đã tập trung tại cây cầu, trong khi hãng tin Khit Thi của Myanmar đưa tin rằng chính quyền Thái Lan đang đàm phán với các binh sĩ để quyết định xem có cho phép họ tị nạn hay không.

Đoạn phim truyền hình từ phía biên giới Thái Lan cho thấy những đám khói đen dày đặc bốc lên không trung.

tg2.jpg
Khu vực ven biên giới Thái Lan, đang diễn ra giao tranh căng thẳng giữa quân đội Myanmar và lực lượng nổi dậy (Ảnh: AP)

Các tướng lĩnh Myanmar phải chịu áp lực ngày càng tăng kể từ cuộc tấn công vào tháng 10/2023 của một liên minh hùng mạnh gồm các nhóm vũ trang sắc tộc đã tiếp thêm sinh lực cho phe đối lập và dẫn đến các cuộc đụng độ lớn trên khắp đất nước này.

Quân đội Myanmar đã mất quyền kiểm soát hàng trăm đồn quân sự và một số thị trấn ở khu vực biên giới.

Cuối tuần qua, khoảng 600 binh sĩ Myanmar và gia đình họ đã chạy trốn khỏi Myawaddy trong bối cảnh có tin quân đội đã yêu cầu Thái Lan cho phép họ tị nạn tại nước này để đảm bảo an toàn.

Theo nhóm xã hội dân sự Mạng lưới Hỗ trợ Hòa bình Karen, ít nhất 2.000 người đã phải di dời ở Myanmar do xung đột gia tăng mới nhất.

Từ khi lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 2021, quân đội Myanmar vấp phải hàng loạt thất bại trước liên minh nổi dậy và phong trào dân quân.

Theo VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 12/5, hàng triệu cử tri Philippines bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầy căng thẳng, nhằm chọn ra hơn 18.000 vị trí lãnh đạo từ cấp quốc gia đến địa phương.

Oman - Sứ giả hòa bình

Oman - Sứ giả hòa bình

Những ngày qua, thế giới ghi nhận tín hiệu tích cực khi nhiều điểm nóng được xoa dịu. Cùng với nỗ lực xuống thang căng thẳng của các bên liên quan, phải kể đến vai trò của những nước trung gian hòa giải, làm cầu nối cho đối thoại, trong đó có Oman, quốc gia được mệnh danh là “sứ giả" hòa bình.

fb yt zl tw