Giao ban xúc tiến thương mại thúc đẩy xuất - khẩu qua biên giới

Chiều 12/4, tại Lào Cai, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài có chủ đề “Xúc tiến thương mại thúc đẩy thương mại biên giới”.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài nằm trong chuỗi sự kiện Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất - nhập khẩu vùng Trung du và miền núi phía Bắc diễn ra vào sáng 12/4.

Hội nghị diễn ra theo phương thức trực tiếp kết hợp trực tuyến nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đông đảo đại biểu từ các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan và doanh nghiệp liên quan của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước tham gia.

C2.jpg
Quang cảnh hội nghị.

Với hơn 5.000 km đường biên giới chia sẻ với Trung Quốc, Lào và Campuchia, nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á - khu vực đang được đánh giá cao bởi sự chuyển mình, phát triển mạnh mẽ và tăng trưởng về hoạt động thương mại, Việt Nam đang sở hữu nhiều lợi thế, điều kiện chiến lược để kỳ vọng vươn lên trở thành trung tâm giao thương trong khu vực, trở thành cửa ngõ kết nối thương mại quan trọng giữa các quốc gia láng giềng nói chung và các nước trong khu vực Đông Nam Á nói riêng với các nền kinh tế phát triển thế giới.

Với lợi thế thương mại biên giới của Việt Nam không chỉ ở vị trí địa lý chiến lược mà còn là kết quả của sự phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm cả cảng biển, đường sắt và đường bộ, các chính sách thương mại mở cửa, quy trình thủ tục, sức hấp dẫn từ nguồn lao động… đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả.

C5.jpg
Lãnh đạo Sở Công Thương Lào Cai tham gia chủ trì hội nghị.

Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, năm 2023, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu của Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới đất liền sang 3 thị trường Trung Quốc, Lào và Campuchia đạt 50,38 tỷ USD, tăng 52,2% so với năm 2022, chiếm 27,68% tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu song phương với 3 thị trường; kim ngạch xuất - nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới đất liền 2 tháng đầu năm 2024 đạt 8,44 tỷ USD, tăng 28,5% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 28,88% tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu song phương với 3 thị trường.

C6.jpg
Đại biểu thảo luận, chia sẻ thông tin về cơ hội phát triển thương mại qua biên giới.

Bà Nguyễn Thị Mai Linh, Trưởng phòng Thuận lợi hoá thương mại, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) thông tin: Thương mại biên giới đang đứng trước những cơ hội phát triển mới, bởi tuyến biên giới đất liền với hệ thống các cửa khẩu, đường giao thông, các hành lang kinh tế xuyên quốc gia, các khu hợp tác kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, khu thương mại tự do và khu bảo thuế đã và đang được xây dựng, nâng cấp, được đánh giá là một trong những cửa ngõ chính, quan trọng trong hợp tác phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và các nước ASEAN với Trung Quốc. Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc được thành lập tạo nên động lực lớn cho hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai thị trường ASEAN và Trung Quốc.

Chính phủ Việt Nam và các nước có chung đường biên giới đều quan tâm phát triển thương mại biên giới. Hệ thống chính sách về thương mại biên giới của hai nước đã và đang từng bước được xây dựng, hoàn thiện. Hàng hóa trao đổi qua biên giới ngày càng phong phú, đa dạng như cao su và các sản phẩm từ cao su, các mặt hàng nông sản, sắn lát và tinh bột sắn, thóc, gạo, đường, trái cây tươi các loại, thủy sản, gỗ ván bóc...

C4.jpg
Các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài và đại biểu các tỉnh tham dự giao ban trực tuyến chia sẻ thông tin về chính sách, đưa ra khuyến nghị của thương vụ về hoạt động xúc tiến thương mại khu vực biên giới.

Bên cạnh đó, hoạt động mua bán, trao đổi dịch vụ qua các cửa khẩu biên giới đất liền cũng có quy mô ngày càng lớn và phong phú. Đội ngũ doanh nghiệp, thương nhân kinh doanh thương mại biên giới cũng ngày càng lớn mạnh.

Theo đánh giá, hệ thống logistics còn một số vấn đề như khó khăn trong khai thác đường sắt với Trung Quốc do chưa đồng bộ về khổ đường ray; chưa có trung tâm logictics với đầy đủ các chức năng cơ bản dẫn đến chi phí dịch vụ logictics cao, tính liên kết giữa các vùng, các doanh nghiệp gặp nhiều hạn chế. Hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc chủ yếu là nông sản, trái cây và số lượng chủng loại nông sản, trái cây được xuất khẩu cũng rất hạn chế so với tiềm năng sản xuất, chế biến nông sản, trái cây của Việt Nam. Một số mặt hàng nông sản chưa được ký Nghị định thư về kiểm dịch nên phải kiểm tra thực tế 100% lô hàng, ảnh hưởng đến thời gian thông quan…

c3.jpg
Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài diễn ra tại điểm cầu chính thành phố Lào Cai.

Tại hội nghị, các đại biểu dự tại điểm đầu cầu trực tiếp và các thương vụ Việt Nam tại Lào, Camphuchia, Nam Ninh (Trung Quốc) đã chia sẻ thông tin về chính sách, đưa ra khuyến nghị của thương vụ về hoạt động xúc tiến thương mại khu vực biên giới, đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển xuất - nhập khẩu hàng hoá, hỗ trợ thúc đẩy xúc tiến thương mại…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng xây dựng và có sự đầu tư thích đáng cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.

Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Si Ma Cai: Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai có gần 1.800 cây chè Shan cổ thụ, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình núi cao 1.100 - 1.600 m so với mực nước biển như Lùng Thẩn, Quan Hồ Thẩn, Thào Chư Phìn, Nàn Sín. Những cây chè Shan hiện có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm diện tích.

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số truyền cảm hứng khởi nghiệp

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số truyền cảm hứng khởi nghiệp

Vượt qua định kiến về giới, không cam chịu số phận, chăm chỉ học hỏi và không ngừng vươn lên, không ít nữ thanh niên dân tộc thiểu số của Lào Cai đã khởi nghiệp thành công. Quá trình họ vượt lên chính mình trở thành câu chuyện truyền cảm hứng cho những người trẻ đang loay hoay khởi nghiệp.

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Với mục tiêu phấn đấu ít nhất 80% số hộ thuộc đối tượng thụ hưởng tham gia dự án thoát nghèo và vươn lên thành hộ khá, giàu, trong năm 2024, tỉnh Lào Cai sẽ thực hiện 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm 65 dự án liên kết (11 dự án cấp tỉnh, 54 dự án cấp huyện), 111 dự án cộng đồng cấp huyện.

Mập mờ nông sản đội lốt hàng Việt

Mập mờ nông sản đội lốt hàng Việt

Thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm nông sản xuất xứ không rõ ràng nhưng lại được quảng bá là sản phẩm Việt Nam. Thực trạng này khiến cho người tiêu dùng hoang mang, bên cạnh đó là uy tín nông sản Việt bị ảnh hưởng.

Liên kết phát triển bền vững du lịch Chiến khu Việt Bắc

Liên kết phát triển bền vững du lịch Chiến khu Việt Bắc

Ngày 27/4, tại hội trường tỉnh Bắc Kạn, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Hội đồng dân tộc của Quốc hội và Viện Kinh tế-văn hóa (Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam) tổ chức hội thảo về “Liên kết phát triển du lịch Bắc Kạn và các tỉnh Chiến khu Việt Bắc”.

Túc trực 24/24 giờ bảo vệ rừng trong dịp nghỉ lễ

Túc trực 24/24 giờ bảo vệ rừng trong dịp nghỉ lễ

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 cũng là cao điểm nắng nóng trên địa bàn tỉnh, lực lượng kiểm lâm cùng các chủ rừng nâng cao tinh thần cảnh giác, đảm bảo quân số trực tại các trạm, chốt bảo vệ rừng và tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng.

fb yt zl tw