Giả nghèo để hưởng hỗ trợ

LCĐT - Vừa rồi, đến một địa phương nọ trong tỉnh công tác, ngồi nghỉ chân ở quán nước chè mạn đầu thôn, vô tình chúng tôi nghe được câu chuyện của mấy cụ già ngồi kế bên nói về trường hợp một hộ trong thôn thuộc diện hỗ trợ xóa nhà tạm, nhưng sự việc đã gây bức xúc trong Nhân dân.

- Bà A: Tôi không hiểu chính quyền xã kiểm tra thế nào mà lại duyệt cho hộ ông H được nhận tiền hỗ trợ xóa nhà tạm, trong khi thôn đang còn nhiều hộ có hoàn cảnh khó khăn gấp nhiều lần nhưng không được hỗ trợ.

- Ông B: Tôi nghe đâu, ông H là người nhà của cán bộ xã nên được ưu ái…

- Bà A: Nhưng đúng là ông H này dùng kế “giả nghèo” thì chính quyền khó mà biết được…

Qua cuộc nói chuyện của các cụ già, chúng tôi dần hiểu nội dung câu chuyện xoay quanh việc một hộ dân trong thôn gia đình thuộc diện khá giả, con cháu ai cũng có điều kiện kinh tế nhưng vẫn được chính quyền đưa vào danh sách hỗ trợ xóa nhà tạm. Điều nực cười là khi ngôi nhà được xây dựng xong thì người dân trong thôn bất ngờ vì nó đồ sộ như biệt phủ với giá trị lên đến cả tỷ đồng.

Thực chất, trước khi làm các thủ tục để nhận tiền hỗ trợ xóa nhà tạm, ông H và vợ đã “chịu khó” ở trong căn nhà gỗ cũ của gia đình, còn các con thì ra ở riêng tại khu đất khác. Chính quyền các cấp đến thẩm định cũng biết nhưng vẫn quyết định đưa vào diện hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Sau khi nhận tiền hỗ trợ, các con ông H mới góp thêm số tiền gấp hàng chục lần để giúp bố mình xây căn nhà to đẹp vậy. 

Mang câu chuyện nghe được tại thôn chúng tôi trao đổi với một cán bộ xã thì vị này chỉ cười giải thích qua loa “… là do anh em cấp dưới thẩm định không kỹ hoàn cảnh gia đình của ông H nên có chút sơ suất, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm…”.

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, các địa phương trong tỉnh đã có nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn xóa nhà tạm, nhà dột nát. Việc hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo không chỉ giúp họ an cư, lạc nghiệp mà còn góp phần giải quyết an sinh xã hội. Tuy nhiên, tại một số địa phương do công tác xác định đối tượng hưởng hỗ trợ chưa được thực hiện bài bản, đúng quy định nên đã xuất hiện trường hợp hộ dân dù có điều kiện kinh tế khá nhưng vẫn được đưa vào danh sách hỗ trợ, gây bức xúc trong dư luận người dân. 

Qua tìm hiểu cho thấy, nguyên nhân dẫn đến bất cập nêu trên thường là do cán bộ chưa làm hết trách nhiệm, chưa công tâm, khách quan, thậm chí có địa phương có tư tưởng ưu tiên người nhà cán bộ xã, thôn... nên “chọn nhầm đối tượng” để hỗ trợ.

Thời gian tới, để việc hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát được diễn ra công bằng, chính xác, các huyện, thị xã, thành phố cần chỉ đạo các xã, phường rà soát khách quan, cụ thể các đối tượng hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, căn cứ vào các tiêu chí mà Nhà nước đã quy định, trong đó, cần thực hiện theo đúng Điều 5, Thông tư số 01/2022/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo… UBND cấp xã sau khi rà soát thì tổng hợp danh sách số hộ thuộc đối tượng ưu tiên, hoàn cảnh nhà ở... công khai tại trụ sở UBND xã để mọi người biết, giám sát.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ ổn định quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng như những năm gần đây. Điều này tạo tâm lý ổn định và vững tâm cho học sinh. Tuy nhiên, học sinh cần nắm vững quy chế, quy trình tuyển sinh để tránh xảy ra sai sót và lựa chọn ngành nghề đăng ký xét tuyển phù hợp.

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Những năm qua, nhờ thực hiện hiệu quả chương trình bố trí ổn định dân cư tại vùng thiên tai, nguy hiểm, biên giới đã giúp Lào Cai nâng cao đời sống mọi mặt của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, củng cố quốc phòng, an ninh.

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Nhân ngày Quốc tế Lao động (1/5): Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Lực lượng lao động của Lào Cai hiện nay là hơn 488 nghìn người, đây được coi là thời kỳ dân số “vàng” khi người lao động chiếm 62,1% dân số toàn tỉnh. Hằng năm, tỉnh sẽ có khoảng hơn 8 nghìn lao động mới, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt công tác lao động - việc làm.

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động và tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (địa chỉ truy cập http:// laodongcongdoan.vn), Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành công văn hướng dẫn các công đoàn cấp trên cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia cuộc thi.

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

10 giờ 30 phút ngày 30/4, lực lượng kiểm lâm huyện Văn Bàn nhận được thông tin xuất hiện điểm cháy tại Tiểu khu 513 thuộc xã Khánh Yên Trung. Ngay sau đó, các lực lượng của 3 đơn vị: Ban Quản lý rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm và Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Văn Bàn chia thành 3 mũi để tiếp cận điểm cháy.

fb yt zl tw