Gặp biến chứng vì cấy chỉ nâng mũi và tiêm filler "tai Phật" cầu tài lộc

Thời gian qua, không ít trường hợp đã bị biến chứng khi thực hiện thẩm mỹ ở cơ sở làm đẹp không đảm bảo yêu cầu.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sau khi cấy chỉ nâng mũi ở một spa tại thành phố Lào Cai, một phụ nữ 27 tuổi (thị xã Sa Pa) bị đau tức, sưng nề, viêm vùng tháp mũi. Qua thăm khám, bác sỹ siêu âm phát hiện phần mềm vị trí trán tháp mũi bị tổn thương, có ổ áp xe kích thước 38x10mm, bên trong có cấu trúc tăng âm dạng chỉ, phù nề và thâm nhiễm xung quanh.

Theo đó, các bác sỹ đã can thiệp phẫu thuật rút 7 sợi chỉ trong mũi và hút dịch cho bệnh nhân. Nếu không được xử trí kịp thời, ổ áp xe có thể lan rộng, viêm tấy lan tỏa phần mềm hoặc vỡ ra, để lại sẹo xấu, sẹo lõm. Bên cạnh đó, nhiễm trùng vùng mặt nếu không được xử lý đúng cách, vi khuẩn có thể theo đường máu vào các tĩnh mạch trong sọ hoặc gây nhiễm trùng máu.

Ảnh 1.jpg
Một ca tai biến phải lấy chỉ từ mũi ra được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai.

Nâng mũi bằng chỉ là phương pháp không phẫu thuật có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Bác sĩ thực hiện sẽ tiến hành nâng mũi bằng cách sử dụng các loại chỉ chuyên dụng đưa vào sâu dưới da, sau đó đính chỉ này vào phần mô và cơ để kéo, cố định giúp mũi cao lên như ý. Biện pháp này chủ yếu dành cho những người có dáng mũi sẵn. Thời gian duy trì khoảng 1 - 2 năm tùy điều kiện cơ thể mỗi người. Tuy nhiên, nguồn gốc của sợi chỉ sử dụng trong nâng mũi là một trong những nguy cơ đáng lo ngại hiện nay do sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Một trường hợp khác, khi được quảng cáo về tiêm filler tạo hình “tai Phật” để thay đổi vận mệnh, một phụ nữ đã tìm đến cơ sở spa làm đẹp để tiêm. Chỉ sau vài ngày, bệnh nhân phải tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai để khám vì phần tiêm filler bị đau, viêm nhiễm, tổn thương khiến tai bệnh nhân có nhiều vùng da bị lồi, lõm, ảnh hưởng rất nhiều tới thẩm mỹ.

Ảnh 2.jpg
Biến chứng sau tiêm filler tạo hình “tai Phật”.

Bác sĩ Vũ Quang Huy - Trưởng khoa Tai - mũi - họng, Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai khuyến cáo người dân khi có nhu cầu làm đẹp phải tìm hiểu kỹ phương pháp cũng như lựa chọn cơ sở y tế uy tín, được cấp phép để tránh biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sớm có chế tài kiểm soát thuốc lá điện tử

Sớm có chế tài kiểm soát thuốc lá điện tử

Theo số liệu tại Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá cho thấy, chỉ trong vòng 2 năm gần đây, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 13-15 tuổi đã tăng nhanh ở mức báo động: Tăng hơn 2 lần (từ 3,5% năm 2022 lên 8,0% năm 2023).

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối - Chia sẻ - Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

Thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh

Thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh

Trong 2 ngày 8 - 9/4, Đoàn công tác của Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế) do Thạc sỹ Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em làm Trưởng đoàn đã đi khảo sát thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh tại tỉnh Lào Cai.

Chặn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên người

Chặn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên người

Sau nhiều năm “vắng bóng” không ghi nhận ca bệnh thì từ tháng 3/2024 đến nay, nước ta đã phát hiện 2 ca mắc mới cúm gia cầm trên người, trong đó có 1 ca tử vong. Hiện đang là giai đoạn chuyển mùa, tạo thuận lợi cho vi rút cúm gia cầm phát triển và lây lan.

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em vùng cao

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em vùng cao

Để tiếp tục thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, từng bước đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, Bộ Y tế, ngành y tế các địa phương đang triển khai nhiều chương trình, giải pháp nhằm nâng cao năng lực khám, chữa bệnh, mang dịch vụ y tế chất lượng cao đến gần với người dân, góp phần giảm tỷ lệ tử vong, tai biến ở bà mẹ và trẻ sơ sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đẩy mạnh phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

Đẩy mạnh phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

Để triển khai có hiệu quả các hoạt động dự phòng, quản lý, điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các rối loạn sức khỏe tâm thần thường gặp, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 191/KH-UBND về phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024.

Hơn 2 nghìn người được khám sàng lọc bệnh không lây nhiễm

Thành phố Lào Cai: Hơn 2 nghìn người được khám sàng lọc bệnh không lây nhiễm

Sau 13 ngày triển khai chiến dịch khám sàng lọc các bệnh không lây nhiễm, Trung tâm Y tế thành phố đã phối hợp với Bệnh viện Đa khoa thành phố Lào Cai, trạm y tế các xã, phường khám sàng lọc các bệnh không lây nhiễm cho 2.584 người dân trên địa bàn, trong đó số người cao tuổi được khám là 1.588 người. 

Phòng, chống tác hại của rượu, bia

Phòng, chống tác hại của rượu, bia

Việc lạm dụng rượu, bia có thể gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, hạnh phúc gia đình… Những hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia đã và đang được các cấp, ngành, địa phương đẩy mạnh.

fb yt zl tw