Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần 3 kéo dài 5 ngày

Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 đang diễn ra từ ngày 29/11 - 3/12, tại Khu đô thị Mailand HaNoi City, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội với sự tham gia của 260 đơn vị.

Các đại biểu tham quan khu trưng bày sản phẩm tại Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3.
Các đại biểu tham quan khu trưng bày sản phẩm tại Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3.

Tối 29/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tổ chức khai mạc Festilval sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024, Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội và đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội là sự kiện quan trọng, thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Tiếp quản Thủ đô, 70 năm Ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội và 70 năm Ngày thành lập Sở Canh nông - nay là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (30/11/1954 - 30/11/2024).

Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 thu hút 260 đơn vị tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp và làng nghề, trong đó có 152 đơn vị của 25 quận, huyện, thị xã của Hà Nội; 116 đơn vị của 25 tỉnh, thành phố bạn và 32 đơn vị, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Các đại biểu thực hiện nghi thức bấm nút khai mạc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024.
Các đại biểu thực hiện nghi thức bấm nút khai mạc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024.

Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 diễn ra trong 5 ngày (từ ngày 29/11 đến ngày 3/12) có quy mô khoảng 15.000m2, bao gồm các khu trưng bày chính: Khu trưng bày, giới thiệu và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề tiêu biểu, đặc trưng của các quận, huyện, thị xã; khu ngành hàng sản phẩm nông sản và làng nghề. Khu trình diễn tay nghề của các nghệ nhân làng nghề; trưng bày giới thiệu sản phẩm OCOP; giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng, mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn Hà Nội...

Đến với Festival lần này, khách thăm quan được chiêm ngưỡng những tác phẩm sinh vật cảnh độc đáo, những tác phẩm nghệ thuật được làm ra từ bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng nghề Hà Nội, được thưởng thức các món ăn đặc sản tại khu ẩm thực. Đặc biệt, tại Festival, quý khách và người dân có dịp thăm quan, tìm hiểu đặc trưng văn hoá nông nghiệp Hà Nội thông qua các khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các quận, huyện, thị xã và được mua sắm với hàng nghìn sản phẩm nông nghiệp và làng nghề bảo đảm chất lượng và truy xuất nguồn gốc…

Khách tham quan có thể xem các hoạt động trình diễn tay nghề của các nghệ nhân làng nghề.
Khách tham quan có thể xem các hoạt động trình diễn tay nghề của các nghệ nhân làng nghề.

Đặc biệt, một nét mới trong hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm là chương trình Livestream kết nối tiêu thụ sản phẩm tại Festival sẽ diễn ra vào ngày 1/12. Ban tổ chức phối hợp với Tiktok Việt Nam tổ chức bán hàng tương tác trực tiếp (livestream) kết nối tiêu thụ sản phẩm cho 20 đơn vị, cơ sở, chủ thể tham gia Festival.

Sự kiện còn có tổ chức hội thảo "Đánh giá kết quả thực hiện chương trình phối hợp đảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng nông, lâm, thủy sản giao thương giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2024"; hội thảo "Định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị tại Hà Nội" và livestream kết nối tiêu thụ sản phẩm...

Bên cạnh đó, khách đến Festival còn có thể xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật kết hợp với trình diễn áo dài tái hiện các hoạt động gắn liền với đời sống sản xuất, văn hóa tinh thần của các làng quê Hà Nội; hoạt động trình diễn tay nghề của các nghệ nhân làng nghề; trình diễn ẩm thực Việt và tinh hoa trà Việt...

Festival là dịp để các cấp, ngành, các thành phần kinh tế, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cùng tham gia vào hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm làng nghề. Festival sẽ thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thành phố Hà Nội, đặc biệt thúc đẩy nhanh Chương trình xây dựng nông thôn mới, bảo tồn không gian cộng đồng làng quê và các sản phẩm, sản vật truyền thống, tạo động lực cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách toàn diện.

Các hoạt động gắn liền với đời sống sản xuất, văn hóa tinh thần của các làng quê Hà Nội sẽ được tái hiện tại Festival.
Các hoạt động gắn liền với đời sống sản xuất, văn hóa tinh thần của các làng quê Hà Nội sẽ được tái hiện tại Festival.

Tại Lễ kỷ niệm, thay mặt Đảng, Nhà nước, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất (lần 2) của Chủ tịch nước cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến khẳng định Thủ đô Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị, văn hóa mà còn là địa phương có nhiều đóng góp quan trọng cho nền nông nghiệp nước nhà. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kỳ vọng Hà Nội sẽ tiếp tục là điểm sáng về phát triển nông thôn bền vững, đem lại vẻ đẹp sinh thái, văn minh hiện đại cho các làng quê, điểm sáng về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; điểm sáng về phát triển du lịch nông thôn và lợi thế tinh hoa làng nghề, không chỉ mang lại giá trị cao mà còn lan tỏa văn hóa của đất Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Chúc mừng, biểu dương những thành tích của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội trong chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh trong bối cảnh phát triển mới, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội mới, đặc biệt là yêu cầu về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố cần tiếp tục thực hiện tái cơ cấu, phát triển nông nghiệp toàn diện, đa giá trị, theo hướng sinh thái, bền vững đồng thời xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại gắn với phát triển đô thị; phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân nông thôn.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Đứng ở sân trụ sở, Bí thư Đảng ủy xã Tân An (huyện Văn Bàn) Vũ Xuân Thủy đưa tay chỉ về phía đỉnh núi mờ xa: “Sau những tầng mây kia là thôn Khe Bàn, ở khu vực núi cao nhất xã, với gần 100% dân số là người Dao sinh sống…”. Trong câu chuyện về vùng đất mới, anh Thủy còn giới thiệu thêm, đây là thôn người Dao làm kinh tế rừng giỏi, có nhiều hộ khá và giàu, với những ngôi nhà xây kiểu nhà vườn xinh đẹp...

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Huyện Bảo Yên đã có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáng chú ý là việc đưa cây dâu tằm trồng trên đất đồi. Đây là hướng đi mới nhằm tận dụng đất kém hiệu quả để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Với nỗ lực và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng người dân, những năm qua, xã Bản Cầm (huyện Bảo Thắng) đã trở thành địa phương tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới. Xã có 6 thôn thì 4 thôn đạt chuẩn nông thôn mới và 2 thôn duy trì danh hiệu thôn kiểu mẫu.

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Sáng 28/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm định, xét công nhận xã Đồng Tuyển và Hợp Thành (thành phố Lào Cai) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Bà Phạm Thị Mai - Giám đốc HTX Thức Mai cho biết, hiện nay, HTX đang có 4 trại cá nước lạnh ở Lào Cai và Yên Bái. Khi 2 tỉnh sáp nhập với nhau, chúng tôi có thể đưa các trại về chung một nhà, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội mới để tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch.

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tập trung vào việc tổ chức và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời đáp ứng được nhu cầu kinh tế, xã hội của thành viên. Tuy nhiên, để các HTX nông nghiệp phát huy sức mạnh dẫn dắt kinh tế nông thôn, yêu cầu về đổi mới tư duy, kiến thức, chính sách… được xem là đòn bẩy giúp tăng nguồn lực nội tại cho HTX.

fb yt zl tw