Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa năm 2023: Khai thác thế mạnh du lịch biển đảo

Ngày 26/4, tại Hà Nội, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức họp báo Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023 với chủ đề 'Khánh Hòa – Khát vọng phát triển'.

Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023 diễn ra từ 3-6/6/2023, sẽ tập trung vào các hoạt động thể hiện sự hòa quyện giữa sắc màu văn hóa truyền thống của dân tộc với những sắc màu văn hóa đương đại và hiện đại nhằm khơi dậy sức mạnh tổng hợp của tỉnh Khánh Hòa, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa sau đại dịch COVID-19.

Quang cảnh buổi họp báo Festival Biển Nha Trang -Khánh Hòa.

Ông Đinh Văn Thiệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết: "Tuần lễ Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023 có hơn 60 hoạt động, sự kiện. Trong đó điểm nhấn là Lễ khai mạc với chủ đề “Khánh Hòa – Khát vọng bừng sáng” với sự kiết hợp âm nhạc hiện đại được hòa âm phối khí với chất liệu âm nhạc bản địa và thể hiện Khánh Hòa năng động, hướng đến phát triển và hội nhập. Bên cạnh đó là các sự kiện như: chương trình Đại hội âm nhạc thế giới “Âm vang đại dương”, hội thi bơi thúng – lắc thúng, lễ hội Cầu ngư…".

Để chuẩn bị cho chương trình Festival, tỉnh đã tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực liên quan, đẩy mạnh chỉnh trang đô thị, đầu tư phát triển hạ tầng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…

Tỉnh Khánh Hòa lâu nay được mệnh danh là nơi “rừng trầm, biển yến”, một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với tài nguyên biển đảo tuyệt đẹp, bờ biển dài trên 385 km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều Vịnh biển đẹp, bên cạnh đó là những dãy núi hùng vĩ nằm về phía tây của tỉnh đã tạo nên một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng xen kẽ giữa núi rừng và biển cả, non nước hữu tình.

"Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, tỉnh Khánh Hòa đã quan tâm đến công tác quy hoạch phát triển du lịch, xây dựng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch; tăng cường đầu tư để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch ngang tầm quốc tế, trong đó tập trung phát huy thế mạnh du lịch biển đảo bên cạnh các loại hình sản phẩm du lịch bổ trợ khác như: Du lịch vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch chữa bệnh – ngâm bùn khoáng nóng, du lịch trải nghiệm văn hóa ẩm thực địa phương, du lịch mạo hiểm, du lịch golf,….", bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Giám đốc sở Du lịch Khánh Hòa cho biết.

Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng biển với quy mô lớn với thương hiệu hàng đầu thế giới đưa vào hoạt động với các tập đoàn quản trị, kinh doanh khách sạn lớn, nổi tiếng đã góp phần đáng kể nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa loại hình dịch vụ, nâng cao thương hiệu du lịch Nha Trang - Khánh Hòa và cũng là những điểm nhấn trong việc thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến Khánh Hòa. Bên cạnh đó, với sự đa dạng các loại hình sản vật, ẩm thực đặc trưng như: Yến sào, trầm hương, nem nướng, bún cá, các loại hải sản… giúp du khách thưởng thức trải nghiệm hương vị ẩm thực vùng quê Khánh Hòa.

Năm 2022, ngành du lịch Khánh Hòa đã có sự phục hồi ấn tượng và mạnh mẽ, tạo được đà tăng trưởng, sức bật lớn để phát triển trong những năm tiếp theo, hầu hết tất cả các chỉ tiêu đã đặt ra của ngành trong năm đã vượt xa hơn mong đợi. Theo đó, tổng số lượt khách lưu trú ước đạt 2,57 triệu lượt, tăng hơn 113% so với kế hoạch và gấp 4,28 lần so cùng kỳ; trong đó khách quốc tế đạt gần 300 nghìn lượt, tăng gấp 7,4 lần so kế hoạch và gấp 12 lần so cùng kỳ. Doanh thu du lịch thực hiện cả năm đạt gần 14 nghìn tỷ đồng, vượt 250% so với kế hoạch và gấp 5,8 lần so với năm 2021.

Tiếp nối những thành quả đã đạt được của năm 2022, ngành du lịch Khánh Hòa đặt mục tiêu cho năm 2023 phấn đấu đón được khoảng 4 triệu lượt khách du lịch, trong đó có khoảng 2,5 triệu lượt khách nội địa và 1,5 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu du lịch ước đạt 21.000 tỷ đồng.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hơn 800 tác phẩm dự thi cuộc thi mỹ thuật “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” lần thứ 2

Hơn 800 tác phẩm dự thi cuộc thi mỹ thuật “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” lần thứ 2

Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai tổ chức cuộc thi chuyên đề mỹ thuật có chủ đề “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” năm 2024 với 3 bộ giải dành cho 3 lứa tuổi: mẫu giáo, tiểu học và trung học. Đây là cuộc thi mỹ thuật dành cho học sinh lần thứ hai được Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức.

13 đơn vị nghệ thuật tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1

13 đơn vị nghệ thuật tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1

Theo thông tin từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1 sẽ diễn ra từ ngày 21 đến 30/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc. Liên hoan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Nhà hát Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức.

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Hội Văn học - Nghệ thuật vừa có thông báo lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm sẽ kết thúc vào ngày 25/11/2024.

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

fbytzltw