FAO báo động về tình trạng thiếu ăn

Tổng giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) Khuất Đông Ngọc đã lên tiếng yêu cầu các nước Mỹ Latinh và Caribe tập trung hỗ trợ các nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất để “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Các bà mẹ đưa con bị suy dinh dưỡng do thiếu lương thực tới khám tại một trung tâm dinh dưỡng của Hội chữ thập Đỏ ở Panthau, Nam Sudan. Ảnh tư liệu

Phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị FAO khu vực Mỹ Latinh và Caribe lần thứ 38 diễn ra tại Guyana, ông Khuất Đông Ngọc nêu lên các thách thức mà khu vực này phải đối mặt trong vấn đề đảm bảo an ninh lương thực cho người dân, bao gồm hoạt động kinh tế chậm lại, giá cả hàng hóa biến động, chi phí lương thực cao và tác động của biến đổi khí hậu.

Để ứng phó với những thách thức trên, người đứng đầu FAO ủng hộ việc thúc đẩy sự phát triển của khu vực nông thôn và tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến trong ngành nông nghiệp, đồng thời đề nghị các nước chia sẻ ý tưởng, kiến thức và giải pháp đổi mới cho những khó khăn mà khu vực đang phải đối mặt.

Tại hội nghị kéo dài 4 ngày này, Bộ trưởng Nông nghiệp các nước Mỹ Latinh và các chuyên gia Liên hợp quốc sẽ thảo luận về hàng loạt chủ đề khác nhau, bao gồm sản xuất hiệu quả, toàn diện và bền vững; an ninh lương thực và dinh dưỡng; quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và thích ứng với khủng hoảng khí hậu; giảm bất bình đẳng, nghèo đói và thúc đẩy khả năng phục hồi kinh tế.

Báo cáo mới nhất của FAO cho thấy khoảng 6,5% dân số tại khu vực châu Mỹ Latinh và Caribe đang sống trong tình trạng thiếu ăn, tương đương với khoảng 43,2 triệu người đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận các loại thực phẩm thiết yếu cho nhu cầu hàng ngày.

Mặc dù tỷ lệ đói ăn tại Mỹ Latinh, khu vực có tổng cộng 650 triệu dân, đã giảm 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn cao hơn 0,9% so với năm 2019, giai đoạn trước khi xảy ra đại dịch COVID-19. Điều này đồng nghĩa với việc đã có khoảng 6 triệu người bị thêm vào danh sách thiếu ăn so với cách đây 5 năm.

Ông Mario Lubetkin, Phó Tổng Giám đốc FAO phụ trách Mỹ Latinh và Caribe, cho biết tình trạng thiếu ăn tại khu vực tiếp tục ở mức đáng báo động, trong khi các tổ chức quốc tế cũng như chính phủ sở tại chưa tìm được giải pháp hữu hiệu để cải thiện tình hình, khiến mục tiêu xóa bỏ đói nghèo vào năm 2030 ngày càng xa vời.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 12/5, hàng triệu cử tri Philippines bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầy căng thẳng, nhằm chọn ra hơn 18.000 vị trí lãnh đạo từ cấp quốc gia đến địa phương.

Oman - Sứ giả hòa bình

Oman - Sứ giả hòa bình

Những ngày qua, thế giới ghi nhận tín hiệu tích cực khi nhiều điểm nóng được xoa dịu. Cùng với nỗ lực xuống thang căng thẳng của các bên liên quan, phải kể đến vai trò của những nước trung gian hòa giải, làm cầu nối cho đối thoại, trong đó có Oman, quốc gia được mệnh danh là “sứ giả" hòa bình.

fb yt zl tw