EVNNPC CSKH - ứng dụng tiện ích với người dân Mường Khương

Để nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng sử dụng điện, Điện lực Mường Khương đã triển khai ứng dụng chăm sóc khách hàng của Tổng công ty Điện lực Miền Bắc - “EVNNPC CSKH” trên địa bàn. Ứng dụng này mang lại nhiều tiện ích cho người dân như theo dõi lượng điện tiêu thụ, thanh toán hóa đơn, gửi yêu cầu, phản ánh, góp ý... Điện lực Mường Khương đặt mục tiêu đến hết năm nay sẽ có hơn 85% khách hàng cài đặt, sử dụng ứng dụng.

d1.jpg
Công nhân Điện lực Mường Khương hướng dẫn khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm.

Để thực hiện mục tiêu này, Điện lực Mường Khương đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn Nhân dân tiếp cận ứng dụng. Các cán bộ, công nhân của đơn vị đã không ngại khó khăn, vất vả, đến từng hộ dân trên địa bàn, giải thích rõ ràng các bước cài đặt, sử dụng ứng dụng, cũng như những lợi ích mà ứng dụng mang lại. Nhờ đó, người dân đã có thể quản lý sản lượng điện hằng tháng một cách chính xác, kịp thời, từ đó có sự điều chỉnh hành vi sử dụng điện hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả.

d2.jpg
Công nhân Điện lực Mường Khương hướng dẫn khách hàng cài ứng dụng chăm sóc khách hàng.

Anh Pờ Mìn Cường ở tổ dân phố Mã Tuyển, thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương chia sẻ: “Trước đây, tôi chỉ biết một tháng gia đình sử dụng bao nhiêu số điện nhưng từ khi cài ứng dụng, tôi có thể nắm được chính xác con số tới từng ngày. Nhờ đó, tôi có thể điều chỉnh nhu cầu sử dụng điện hợp lý hơn trong tháng”.

d7.jpg
Anh Pờ Mìn Cường ở tổ dân phố Mã Tuyển, thị trấn Mường Khương rất hài lòng với ứng dụng chăm sóc khách hàng.

Không chỉ riêng người dân, ứng dụng chăm sóc khách hàng còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với các đơn vị doanh nghiệp, khách hàng lớn trên địa bàn. Với các đơn vị này, chi phí tiền điện trong tổng giá thành luôn chiếm tỷ lệ khá cao. Vì vậy, việc theo dõi sát sao lượng điện tiêu thụ giúp doanh nghiệp có sự điều chỉnh sản xuất phù hợp, góp phần giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Tiến, Giám đốc Công ty TNHH MTV Hưng Phát - một đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện Mường Khương chia sẻ: “Ứng dụng này rất hay. Tôi thường xuyên theo dõi lượng điện sử dụng hằng ngày, hằng giờ qua ứng dụng. Kết thúc ngày, tôi có thể biết công ty tiêu thụ lượng điện là bao nhiêu và đem so sánh từng ngày để có sự điều chỉnh hợp lý trong sản xuất”.

d8.jpg
Ông Nguyễn Văn Tiến, Giám đốc Công ty TNHH MTV Hưng Phát (đeo kính) cho biết bản thân theo dõi sản lượng điện tiêu thụ hằng ngày qua ứng dụng.

Theo ông Lý Phúc Quang, Phó Giám đốc Điện lực Mường Khương, hiện nay đơn vị đang quản lý gần 17.000 khách hàng. Bằng các giải pháp tích cực, chỉ sau thời gian ngắn đã có hơn 40% khách hàng cài đặt ứng dụng chăm sóc khách hàng. Điện lực Mường Khương cũng đã phối hợp với chính quyền địa phương hướng dẫn trực tiếp tại các thôn, bản, lồng ghép thông qua các buổi họp thôn để có thêm nhiều người dân biết và sử dụng ứng dụng.

d9.jpg
Một số tiện ích của ứng dụng chăm sóc khách hàng - "EVNNPC CSKH".

Với sự quyết tâm rất cao, thời gian tới đơn vị sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông nhằm đạt mục tiêu đề ra về tỷ lệ khách hàng được tiếp cận, cài đặt và sử dụng thành thạo ứng dụng chăm sóc khách hàng. Qua đó, nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng sử dụng điện trên địa bàn vùng cao Mường Khương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

fb yt zl tw