EU xây dựng liên minh tình nguyện hỗ trợ Ukraine dài hạn

Trong bối cảnh xung đột tại Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, Liên minh châu Âu (EU) đang từng bước củng cố cam kết hỗ trợ lâu dài cho quốc gia này. Một trong những sáng kiến quan trọng đang được thảo luận là việc thành lập một

Cờ Liên minh châu Âu và cờ Ukraine tại trụ sở Ủy ban châu Âu ở Brussels, Bỉ.
Cờ Liên minh châu Âu và cờ Ukraine tại trụ sở Ủy ban châu Âu ở Brussels, Bỉ.

Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, đây là một trong những nội dung được 27 nguyên thủ quốc gia và chính phủ EU thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt hôm 6/3 tại Brussels, với sự tham dự của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Theo kế hoạch, liên minh này sẽ tập trung vào việc thiết lập các cam kết an ninh bền vững cho Ukraine, đặc biệt trong trường hợp Kiev đạt được thỏa thuận hòa bình công bằng và lâu dài với Moskva. Các nước châu Âu sẽ đưa ra những đảm bảo hỗ trợ cụ thể về quân sự, tài chính, cũng như các biện pháp ổn định khu vực trong dài hạn.

Các cuộc thảo luận sơ bộ về quy mô và mức độ tham gia của EU trong liên minh đang được tiến hành. Theo một số nguồn tin ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa và Đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại Kaja Kallas sẽ có cuộc họp quan trọng vào ngày 7/3 để đánh giá kết quả của Hội nghị thượng đỉnh và bàn về việc mở rộng liên minh với sự tham gia của các đồng minh chiến lược như Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Na Uy và Iceland.

Việc xây dựng một liên minh hỗ trợ lâu dài cho Ukraine không chỉ đòi hỏi sự thống nhất trong nội bộ EU mà còn cần có những cam kết cụ thể từ các đối tác quốc tế. Trong bối cảnh tình hình toàn cầu có nhiều biến động, EU đang đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng trong việc đảm bảo an ninh khu vực mà không làm suy yếu đoàn kết nội bộ. Thêm vào đó, việc huy động tài chính cho các cam kết an ninh cũng là một bài toán quan trọng. Các quốc gia thành viên EU đang thảo luận về nguồn ngân sách và phương thức triển khai hỗ trợ sao cho hiệu quả, đồng thời tránh vi phạm các quy định hiện hành của khối.

Hội nghị lần này không chỉ là dịp để EU tái khẳng định cam kết với Ukraine mà còn là cơ hội để định hình chiến lược an ninh và quốc phòng của khối trong tương lai. Việc đạt được đồng thuận giữa các quốc gia thành viên sẽ đóng vai trò then chốt trong thực thi các kế hoạch hỗ trợ.

Theo baotintuc.vn

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 12/5, hàng triệu cử tri Philippines bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầy căng thẳng, nhằm chọn ra hơn 18.000 vị trí lãnh đạo từ cấp quốc gia đến địa phương.

Oman - Sứ giả hòa bình

Oman - Sứ giả hòa bình

Những ngày qua, thế giới ghi nhận tín hiệu tích cực khi nhiều điểm nóng được xoa dịu. Cùng với nỗ lực xuống thang căng thẳng của các bên liên quan, phải kể đến vai trò của những nước trung gian hòa giải, làm cầu nối cho đối thoại, trong đó có Oman, quốc gia được mệnh danh là “sứ giả" hòa bình.

fb yt zl tw