Engie xây nhà máy sản xuất hydro sạch lớn nhất thế giới tại Australia

Dự án Yuri tổng kinh phí 61 triệu USD, là một phần trong kế hoạch xây dựng một tổ hợp nhà máy lớn hướng tới mục tiêu tạo ra nguồn năng lượng sạch, với quy mô đủ để xuất khẩu.

Ngày 16/9, tập đoàn năng lượng Engie của Pháp công bố một dự án sản xuất nhiên liệu hydro xanh với tổng kinh phí 87 triệu AUD (61 triệu USD), đặt tại vùng Pilbara của bang Tây Australia.

Dự án mang tên Yuri sẽ nhận được sự hỗ trợ tài chính từ Cơ quan Năng lượng tái tạo Australia (ARENA) và Tập đoàn thương mại Mitsui của Nhật Bản.

Giám đốc chi nhánh Engie tại Australia, Andrew Hyland, cho biết dự án Yuri là một phần trong kế hoạch xây dựng một tổ hợp nhà máy lớn hướng tới mục tiêu tạo ra nguồn năng lượng sạch, với quy mô đủ để xuất khẩu.

Dự án cũng đại diện cho cam kết đầu tiên của Canberra phát triển một cơ sở sản xuất nhiên liệu hydro có quy mô công nghiệp, giúp Australia nhanh chóng nắm bắt được các cơ hội mới, trở thành quốc gia tiên phong trong lĩnh vực năng lượng sạch của thế giới.

Dự án sẽ bao gồm triển khai xây dựng một máy điện phân 10 MW sử dụng nguồn năng lượng 18 MW từ điện Mặt Trời và được hỗ trợ bởi hệ thống pin lithium-ion 8 MW.

Máy điện phân có khả năng sản xuất tới 640 tấn khí hydro/năm và được sử dụng làm nhiên liệu cho quá trình sản xuất amoniac của nhà máy phân bón lớn nhất Australia, Yara, ở gần khu vực Karratha của bang Tây Australia. Dự án sẽ bắt đầu được triển khai từ tháng 11 và dự kiến hoàn thành vào năm 2024.

Dự án Yuri là một trong số hàng chục dự án đã được đề xuất trên khắp Australia, trong bối cảnh nước này đang thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp xuất khẩu năng lượng sạch mới.

Vào tháng 5/2022, trong khuôn khổ đợt đầu tư đầu tiên trị giá 103,3 triệu AUD của ARENA dành cho các dự án sản xuất năng lượng tái tạo lớn hơn 5MW, dự án Yuri đã lọt vào danh sách nhận tài trợ cùng với 2 dự án khác là dự án sản xuất hydro để hòa vào mạng lưới điện ở bang Tây Australia và dự án Australian Gas Networks có mục tiêu sản xuất hydro để hòa vào mạng lưới điện ở thành phố Wodonga của bang Victoria.

Thông tin từ Engie cho biết ARENA sẽ đầu tư 47,5 triệu AUD cho dự án Yuri thông qua Quỹ Triển khai nguồn năng lượng hydro tái tạo do chính phủ Australia rót vốn. Ngoài ra, dự án cũng sẽ nhận được một khoản đầu tư khác, trị giá 2 triệu AUD, từ Quỹ hydro tái tạo của chính quyền bang Tây Australia.

Về phía Tập đoàn Mitsui, đối tác lâu năm của Engie tại Australia, tập đoàn này đã thông báo đồng ý mua lại 28% cổ phần của công ty liên doanh vận hành dự án.

Giám đốc điều hành ARENA Darren Miller tuyên bố Yuri là dự án sản xuất nguồn hydro tái tạo quan trọng đầu tiên của Australia và là một trong những dự án lớn nhất trên thế giới cho đến nay. Ông Miller cho biết sản xuất amoniac tiêu tốn rất nhiều năng lượng và phát thải khoảng 500 triệu tấn CO2 trên thế giới mỗi năm, chiếm khoảng 1,8% lượng khí thải CO2 toàn cầu và có quy mô tương tự ngành hàng không. Do đó, việc sử dụng hydro tái tạo để sản xuất phân bón là rất quan trọng, qua đó giúp giảm đáng kể lượng khí thải trong những ngành công nghiệp được đánh giá là phát thải nhiều nhất và khó giảm phát thải nhất.

Ngoài ra, dự án Yuri sẽ là tiền đề để Australia hiện thực hóa tham vọng trở thành nhà cung cấp năng lượng sạch và nhiên liệu không phát thải tiên phong cho thế giới, hỗ trợ mục tiêu đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050 theo cam kết trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Tháng 9/2021, Chính phủ Australia đã công bố kế hoạch đầu tư mới gần 500 triệu AUD cho ngành công nghiệp hydro sạch quốc gia, hướng tới trở thành một trong các nhà xuất khẩu hydro hàng đầu cho các thị trường châu Á vào năm 2030 và đưa chi phí sản xuất hydro xuống dưới 2 AUD/kg.

Trước đó, Canberra cũng đã ban hành chiến lược quốc gia để tăng tốc ngành công nghiệp này và công bố kế hoạch phát triển một ngành công nghiệp xuất khẩu khí hydro, tạo ra khoảng 8.000 việc làm và 11 tỷ AUD doanh thu vào năm 2050./.

Vietnamplus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

fb yt zl tw