Đức, Pháp quyết tâm đưa lạm phát ở Eurozone trở lại mức 2%

Giới chức Ngân hàng Trung ương Đức và Pháp ngày 4/12 tuyên bố hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu này quyết tâm đưa lạm phát đang ở mức cao kỷ lục trở lại mức mục tiêu 2%.

Biểu tượng của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) .
Biểu tượng của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) . 

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn truyền hình chung trên kênh Phoenix của Đức, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Đức Joachim Nagel và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp Francois Villeroy de Galhau cho biết Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ nỗ lực để kiểm soát tốc độ tăng giá cả phi mã hiện nay. Thống đốc Villeroy cho biết: “Chúng tôi sẽ đưa lạm phát trở lại mức 2% vào cuối năm 2024 hoặc 2025. Đây không chỉ là một dự báo hay dự đoán. Đây là một cam kết”.

ECB đã tăng lãi suất vay 3 lần liên tục với gần 200 điểm cơ bản kể từ tháng 7/2022. Dự kiến, giới chức ngân hàng lớn nhất châu Âu này sẽ ban hành một đợt tăng lãi suất khác cũng như nhất trí về các phương thức giảm khoảng 5 nghìn tỷ euro (5,3 nghìn tỷ USD) trái phiếu tại cuộc họp chính sách sẽ diễn ra trong gần 2 tuần tới.

Trước đó, ECB xác nhận lộ trình tăng lãi suất vẫn chưa chấm dứt, cho rằng: “Với lần tăng lãi suất chính sách thứ 3 liên tiếp vào các tháng 7, 9 và 10, Hội đồng Thống đốc đã đạt được tiến triển đáng kể trong việc rút dần các gói kích thích tiền tệ. Hội đồng Thống đốc dự kiến sẽ có thêm các đợt tăng lãi suất để đảm bảo lạm phát kịp thời trở lại mục tiêu trung hạn 2%”.

Lãnh đạo Ngân hàng Đức khẳng định: “Chúng tôi sẽ có những dự báo mới cho năm 2023, 2024 và lần đầu tiên cho năm 2025. Đây sẽ là cơ sở cho quyết định tiếp theo của chúng tôi. Rõ ràng là việc tăng lãi suất phải tiếp tục”. Trong khi đó, trả lời câu hỏi về việc lãi suất sẽ tiếp tục tăng trong bao lâu, ông Villeroy thậm chí còn nói: “Đến chừng nào cần thiết”.

Trong bối cảnh các chính phủ đang sử dụng hàng trăm tỷ euro để bảo vệ doanh nghiệp và các hộ gia đình nhằm giảm thiểu tác động từ cuộc khủng hoảng năng lượng, một trong những yếu tố mà các ngân hàng trung ương cho rằng có thể làm suy yếu nỗ lực dập tắt lạm phát, ông Nagel và ông Villeroy kêu gọi sớm quay trở lại ngân sách cân bằng hơn. Ông Nagel khẳng định: “Một tình huống đặc biệt sẽ là đặc biệt, nhưng đến một lúc nào đó nó sẽ kết thúc. Tín hiệu từ chính sách tài khóa rõ ràng phải là việc quay trở lại ‘phanh nợ’ và tuân thủ các quy tắc tài khóa của châu Âu”.

Tỷ lệ lạm phát ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 11/2022 đã giảm xuống mức 10%, thấp hơn mức cao kỷ lục 10,6% ghi nhận tháng trước. Đây là lần đầu tiên trong vòng 17 tháng, Eurozone ghi nhận lạm phát giảm. Tuy nhiên, mức lạm phát trên vẫn ở mức quá cao so với mức mục tiêu 2% của ECB đặt ra. Do đó, một số nhà hoạch định chính sách cho rằng ECB cần tăng mạnh lãi suất ngay cả khi lạm phát giảm để tránh thiệt hại do “vòng xoáy" giá cả và lương theo nhau tăng.

Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Châu Á trở thành điểm sáng tăng trưởng

Châu Á trở thành điểm sáng tăng trưởng

Giám đốc phụ trách châu Á-Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Krishna Srinivasan cho biết, tăng trưởng GDP của khu vực này bất ngờ tăng lên trong nửa cuối năm 2023, do nhu cầu nội địa thúc đẩy mạnh mẽ. Đáng chú ý nhất, Ấn Độ đã ghi nhận những bất ngờ về tăng trưởng tích cực. Châu Á là một "điểm sáng" trong bức tranh kinh tế toàn cầu nhiều mảng màu.

Mốc son rực rỡ trong lịch sử Việt Nam

Mốc son rực rỡ trong lịch sử Việt Nam

Trong bài viết với nhan đề "Chiến thắng Điện Biên Phủ - mốc son rực rỡ trong lịch sử Việt Nam" đăng ngày 21/4 trên báo Cairo Today, một trong những báo điện tử uy tín hàng đầu ở Ai Cập, nhà báo Ai Cập Ahmed Hassan đã nêu bật ý nghĩa to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ của quân và dân Việt Nam, đồng thời đánh giá dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kỷ niệm lần thứ 154 ngày sinh Vladimir Ilich Lenin tại LB Nga

Kỷ niệm lần thứ 154 ngày sinh Vladimir Ilich Lenin tại LB Nga

Ngày 22/4, nhân kỷ niệm 154 năm ngày sinh của lãnh tụ phong trào cách mạng vô sản Nga Vladimir Ilich Lenin, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF), nhóm nghị sĩ của KPRF tại Duma quốc gia (Hạ viện) Nga, Ủy ban KPRF ở thành phố Moskva, đoàn thanh niên Komsomol Lenin, cùng với các tổ chức xã hội, phong trào yêu nước cánh tả đã tổ chức đặt vòng hoa và viếng Lăng Lenin trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva.

Ecuador tuyên bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng

Ecuador tuyên bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng

Tổng thống Ecuador Daniel Noboa ngày 19/4 đã ban bố lệnh thứ hai về tình trạng khẩn cấp năng lượng, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng điện tiếp tục nghiêm trọng tại nước này. Tuyên bố mới nhất khẳng định mục tiêu bảo đảm tính liên tục của dịch vụ điện công cộng ở Ecuador.

Songkran năm đầu tiên được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Songkran năm đầu tiên được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Thái Lan vừa tổ chức Tết cổ truyền Songkran hết sức thành công sau khi nước này được UNESCO công bố quyết định công nhận Songkran là di sản văn hóa phi vật thể vào ngày 6/12/2023. Trước Songkran, nghệ thuật biểu diễn Khon, massage Thái và múa Nora đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

fb yt zl tw