Du lịch Việt Nam và hành trình bứt phá

Với nhiều tín hiệu khởi sắc, năm 2025 hứa hẹn sẽ mang đến bước ngoặt cho du lịch Việt Nam, đánh dấu sự tăng tốc, bứt phá, vượt qua thách thức. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này, ngành du lịch nước ta vẫn cần có những giải pháp đột phá, quyết liệt hơn để tăng cường hiệu quả truyền thông cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

14.jpg
Du khách khám phá một điểm du lịch tại Sa Pa (Lào Cai).

Ngay những tháng đầu năm, du lịch Việt Nam đã liên tiếp đón nhận nhiều tin vui. Theo dữ liệu từ nền tảng Google Destination Insights, lượng tìm kiếm quốc tế về cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam từ cuối tháng 11/2024 đến hết tháng 1/2025 liên tục tăng trong khoảng từ 15%-30% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, nửa đầu tháng 2/2025, lượng tìm kiếm quốc tế tăng cao ở mức từ 30%-45%. Các thị trường đang tìm kiếm nhiều nhất về du lịch Việt Nam là Mỹ, Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Anh, Canada, Đức và Malaysia. Điều này khẳng định, bên cạnh sự quan tâm của những thị trường trọng điểm như Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Âu, Bắc Mỹ, du lịch Việt Nam còn đang thu hút sự chú ý từ hai thị trường lớn là Australia, Ấn Độ, cho thấy nhiều tiềm năng, dư địa để đẩy mạnh tăng trưởng lượng khách quốc tế trong năm nay.

Trong tháng 1/2025, lượng khách đến nước ta đã đạt gần 2,1 triệu lượt, tăng 18,5% so với tháng trước và tăng 36,9% so với cùng kỳ năm 2024, đánh dấu kỷ lục mới của ngành du lịch Việt Nam, vượt qua con số gần 2 triệu lượt khách quốc tế vào tháng 1/2020. So với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước dịch Covid-19, lượng khách trong tháng 1/2025 cao hơn đến 37,8%. Những con số này đã tiếp tục chứng minh hiệu quả rõ rệt từ chính sách thị thực thông thoáng mới được ban hành cũng như các chương trình xúc tiến, quảng bá đi vào chiều sâu trong năm qua, góp phần nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới. Mới đây, tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch ASEAN 2025, có 17 đơn vị du lịch của Việt Nam được trao giải tại 4 hạng mục: Giải thưởng Dịch vụ Spa ASEAN, Giải thưởng Du lịch cộng đồng ASEAN - CBT ASEAN, Giải thưởng Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê - Homestay ASEAN và Giải thưởng Nhà vệ sinh công cộng ASEAN. Đây chính là những tín hiệu tích cực, khả quan hứa hẹn nhiều khởi sắc, bứt phá cho du lịch Việt Nam thời gian tới.

Năm 2025, du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón từ 22-23 triệu lượt khách quốc tế. Mục tiêu này thể hiện quyết tâm của toàn ngành trong việc đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Theo các chuyên gia, đây là thời điểm ngành kinh tế xanh của nước ta càng cần đẩy mạnh truyền thông, nhất là qua các nền tảng số để tranh thủ sự quan tâm lớn từ các thị trường quốc tế, biến sự chú ý của du khách trở thành quyết định, hành động đi du lịch Việt Nam. Và không cách nào hiệu quả hơn bằng truyền thông qua sức hút của sản phẩm du lịch. Ông Nguyễn Tiến Đạt, Giám đốc Công ty AZA Travel, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội cho hay, lâu nay, Việt Nam có nhiều sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu thị trường khách Á Đông, nhưng có rất ít sản phẩm dành cho khách phương Tây, tiêu biểu chỉ có một số sản phẩm du lịch khám phá ở Quảng Bình hay Hà Giang… Vì thế, muốn tăng sức hấp dẫn, du lịch Việt Nam phải có những sản phẩm du lịch chất lượng cao thu hút dòng khách hạng sang. Ông Đạt đề xuất, cần có sự nghiên cứu, đánh giá thị trường khách để quy hoạch, phát triển sản phẩm du lịch cho từng thị trường mục tiêu, trên cơ sở đó xây dựng các chiến lược quảng bá điểm đến, sản phẩm du lịch hiệu quả. Giám đốc AZA Travel cho rằng, để nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh, du lịch Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch và mở “cánh cửa” visa đón khách theo hướng thông thoáng, linh hoạt hơn nữa.

Theo Tổng Giám đốc Flamingo Redtours Nguyễn Công Hoan, năm 2025, du lịch Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong khu vực, khi các quốc gia Đông Nam Á liên tục đưa ra nhiều chính sách, chương trình quảng bá, kích cầu để giành thị phần khách du lịch. Trong bối cảnh kinh tế chung toàn cầu, sức chi tiêu của du khách ít nhiều bị ảnh hưởng, nhưng nhu cầu du lịch của du khách vẫn đòi hỏi những trải nghiệm mang tính cá nhân hóa cao. Điều này đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp du lịch phải phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng những sản phẩm du lịch vừa phù hợp túi tiền, vừa liên tục được làm mới để thỏa mãn trải nghiệm của du khách. Mới đây, Euronews, mạng lưới truyền hình tin tức toàn châu Âu đã phát hành Báo cáo xu hướng du lịch năm 2025. Báo cáo này gọi tên 7 xu hướng sẽ “lên ngôi” năm nay, bao gồm: Trải nghiệm mới lạ (khám phá những địa điểm ít được biết đến hơn); Du lịch điện ảnh; Hành trình kỹ thuật số (lập kế hoạch cho những chuyến đi với sự trợ giúp của công nghệ); Kỳ nghỉ hạ nhiệt (tìm đến những địa điểm có khí hậu mát mẻ); Du lịch có trách nhiệm; Du lịch đường sắt; Du lịch thiên văn. Đây là những gợi ý thiết thực để những người làm du lịch phát huy khả năng sáng tạo, xây dựng hệ thống sản phẩm chuyên biệt thu hút khách.

Bàn về những giải pháp tổng thể đưa du lịch bứt phá thời gian tới, Phó Cục trưởng Du lịch Quốc gia Việt Nam Phạm Văn Thủy cho biết, bên cạnh việc tiếp tục nghiên cứu, đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn, hỗ trợ phát triển du lịch, tăng cường hợp tác công tư để huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển du lịch, ngành du lịch cần phối hợp các đơn vị liên quan chủ động nghiên cứu, dự báo để có phương án đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch, nâng cao năng lực đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn nghề du lịch trong khu vực… Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đã đưa ra kế hoạch tổ chức các chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam, kết nối doanh nghiệp tại các thị trường nói tiếng Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…, đồng thời dự kiến sẽ tham dự một số hội chợ du lịch hàng đầu thế giới trong năm nay. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về việc miễn thị thực theo Chương trình kích cầu phát triển du lịch cho công dân các nước Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Séc và Liên bang Thụy Sĩ từ ngày 1/3/2025 đến hết ngày 31/12/2025. Đây là những động thái được kỳ vọng sẽ tạo “cú huých” đưa Việt Nam trở thành điểm đến hút khách quốc tế năm 2025.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai - trung tâm kết nối du lịch

Lào Cai - trung tâm kết nối du lịch

LÀO CAI CÓ HƠN 180 KM ĐƯỜNG BIÊN GIỚI GIÁP VỚI TỈNH VÂN NAM (TRUNG QUỐC). DO ĐÓ, LÀO CAI CÓ VỊ TRÍ RẤT QUAN TRỌNG TRONG VIỆC KẾT NỐI DU LỊCH VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ASEAN VỚI VÙNG TÂY NAM TRUNG QUỐC.

Du lịch Việt Nam tăng vị thế nhờ điểm đến hút khách quốc tế

Du lịch Việt Nam tăng vị thế nhờ điểm đến hút khách quốc tế

Thương hiệu du lịch Việt Nam ngày càng có vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, nhất là ở khu vực châu Á. Báo cáo nghiên cứu của những đơn vị khảo sát du lịch trong và ngoài nước vừa công bố cho thấy, Việt Nam có nhiều địa phương hấp dẫn du khách quốc tế, là điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất.

Tinh khôi mùa hoa sưa Hà Nội

Tinh khôi mùa hoa sưa Hà Nội

Mùa hoa sưa ở Hà Nội thường bắt đầu từ cuối tháng 2, đầu tháng 3, trong tiết Xuân với mưa phùn và cái nồm ẩm. Sắc trắng tinh khôi khó lẫn mang lại vẻ đẹp rất riêng cho hoa sưa - dịu dàng mà làm say đắm lòng người.

Phát triển mô hình "Du lịch thân thiện với voi"

Phát triển mô hình "Du lịch thân thiện với voi"

Voi là một biểu tượng quan trọng của văn hóa, lịch sử và thiên nhiên của vùng đất Tây Nguyên. Nhằm bảo tồn đàn voi nhà, một số đơn vị, doanh nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk đã triển khai mô hình “Du lịch thân thiện với voi”. Mô hình không chỉ góp phần nâng cao phúc lợi cho các cá thể voi nhà, mà còn tạo ra những trải nghiệm ý nghĩa cho du khách.

Mùa xuân mới của du lịch Y Tý

Mùa xuân mới của du lịch Y Tý

Vùng đất Y Tý của huyện Bát Xát nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng và đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc, được ví như “viên ngọc” của núi rừng Tây Bắc. Thời gian gần đây, nhiều sản phẩm du lịch mới được hình thành, cơ sở hạ tầng và lưu trú được đầu tư mạnh mẽ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách, làm cho hình ảnh của Y Tý ngày càng đẹp hơn.

Ra mắt MV quảng bá du lịch Việt Nam

Ra mắt MV quảng bá du lịch Việt Nam

Nhằm hưởng ứng Chương trình kích cầu phát triển du lịch trong năm 2025 do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phát động với chủ đề “Việt Nam: Đi Để Yêu!”, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) chính thức ra mắt video clip quảng bá vẻ đẹp du lịch Việt Nam trên Youtube.

Nông nghiệp kết hợp du lịch ở Tả Van Chư

Nông nghiệp kết hợp du lịch ở Tả Van Chư

Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch đã tạo nên lợi ích kép cho người dân ở Tả Van Chư, Bắc Hà. Những năm gần đây, vườn mận với hàng trăm ha không chỉ cho thu hoạch quả mà còn trở thành điểm trải nghiệm thú vị cho du khách khi đến mùa hoa.

Xe điện du lịch chỉ hoạt động trên các tuyến có tốc độ khai thác tối đa 30km/h, tác động tới du lịch Sa Pa ra sao?

Xe điện du lịch chỉ hoạt động trên các tuyến có tốc độ khai thác tối đa 30km/h, tác động tới du lịch Sa Pa ra sao?

Từ ngày 15/2/2025, theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, chỉ tổ chức hoạt động trên các tuyến đường có đặt biển báo tốc độ khai thác tối đa 30 km/h áp dụng cho tất cả các phương tiện tham gia giao thông. Như vậy, các loại xe 4 bánh gắn động cơ năng lượng điện hoặc động cơ xăng (gọi tắt là xe điện du lịch) đang hoạt động tại Lào Cai mà nhiều nhất tại thị xã Sa Pa thuộc đối tượng áp dụng.

Đưa Việt Nam trở thành trung tâm du lịch tàu biển của khu vực

Đưa Việt Nam trở thành trung tâm du lịch tàu biển của khu vực

Từ đầu năm 2025 đến nay, hàng loạt siêu du thuyền đã liên tục cập cảng Việt Nam, đưa hàng nghìn du khách quốc tế đến khám phá vẻ đẹp đất nước. Điều này khẳng định tiềm năng to lớn của du lịch tàu biển - một “mỏ vàng” đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, để biến loại hình này thành “con gà đẻ trứng vàng”, ngành du lịch vẫn cần tháo gỡ nhiều rào cản, tạo điều kiện thuận lợi hơn để thu hút và giữ chân du khách.

fb yt zl tw