Du lịch Việt Nam có cần các giải thưởng quốc tế?

TS Daisy Gayathri - ĐH RMIT Việt Nam - cho rằng các giải thưởng du lịch quốc tế lớn thúc đẩy việc quảng bá toàn cầu cho doanh nghiệp. Nhưng với cam kết dài hạn về uy tín thương hiệu, Việt Nam không cần phải trả tiền cho giải thưởng quốc tế.

Du lịch Việt Nam liên tiếp được xướng danh ở nhiều hạng mục quốc tế tạo dấu ấn cho ngành.
Du lịch Việt Nam liên tiếp được xướng danh ở nhiều hạng mục quốc tế tạo dấu ấn cho ngành.

Theo TS Daisy Gayathri - giảng viên, quản trị du lịch & khách sạn, ĐH RMIT Việt Nam, hiện trên thế giới có hai mô hình trao giải thưởng du lịch là có phí và không thu phí.

Giải thưởng có trả phí có nghĩa là một doanh nghiệp, điểm đến trả một khoản tiền nào đó cho việc đề cử và tham gia.

Sự tích cực của giải thưởng này là doanh nghiệp tăng cường thương hiệu, sự hiện diện của mình trên thị trường. Nhưng họ cũng phải đóng thêm phí nhận giải thưởng và xây dựng mạng lưới. Tuy vậy, với diện giải thưởng này, mọi người sẽ đặt câu hỏi về độ tin cậy, sự minh bạch.

Mô hình còn lại là giải thưởng có được dựa trên bình chọn của người tiêu dùng, điểm chấm của chuyên gia. Các doanh nghiệp, điểm đến phải luôn đối mặt với cạnh tranh và quy trình bình chọn nghiêm ngặt hơn.

"Vì thế khi giành được giải thưởng này nó cũng giống như bạn đang cầm trong tay giải Oscar của ngành du lịch, được ghi nhận bởi sự hài lòng của người tiêu dùng và đây là chiến thắng hết sức ngọt ngào", TS Daisy Gayathri giải thích.

Hiện nay, các giải thưởng du lịch đang xuất hiện những danh mục mới. Thế giới cũng bắt đầu có những giải thưởng dựa trên sự bình chọn của cộng đồng, công nghệ, du khách nhưng đồng thời cũng tính phí cho một số hạng mục.

"Cần có giải thưởng du lịch và có nên trả tiền hay không tùy thuộc vào ưu tiên của mỗi điểm đến, đơn vị cũng như cách nhìn nhận giá trị của giải thưởng du lịch ra sao.

Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải cân nhắc xem doanh nghiệp muốn đạt được gì sau khi giành giải thưởng, đặc biệt khi họ phải trả tiền cho một giải thưởng.

So với cam kết dài hạn về uy tín thương hiệu, tôi nghĩ Việt Nam không cần phải trả tiền cho giải thưởng. Vì với tư cách là một điểm đến giàu bản sắc và thiên nhiên tươi đẹp, Việt Nam đã chiến thắng mà không cần phải trả tiền", TS Daisy Gayathri nhấn mạnh.

Tại hội thảo về góc nhìn chuyên gia với câu chuyện giải thưởng du lịch do tạp chí Du Lịch TP.HCM tổ chức mới đây, ông Nguyễn Đức Trí - trưởng khoa du lịch Trường ĐH Kinh tế - nhấn mạnh tham gia một giải thưởng, doanh nghiệp phải biết cách tận dụng nó.

Ví dụ, ngay từ khi nộp đơn, nhiều giải thưởng đã bắt đầu tính phí xét duyệt, vậy doanh nghiệp cũng nên quảng bá ngay từ lúc đó, chứ không nên đợi đến khi có giải mới làm truyền thông.

Mỗi năm, Thái Lan chọn khoảng 5-10 hãng lữ hành từ các quốc gia khác nhau để vinh danh. Buổi lễ trao giải thường có sự tham dự của Thủ tướng và các đại biểu, và biến các buổi trao thưởng thành một dịp để mở rộng mạng lưới.

Thời gian qua, nhiều điểm đến ở Việt Nam lần lượt được các tạp chí, website... quốc tế vinh danh, như phố cổ Hội An (Quảng Nam, Việt Nam) vinh dự đứng đầu danh sách những điểm du lịch một mình an toàn nhất thế giới do website Smoky Mountains của Mỹ tổng hợp.

Hay Hà Nội và TP.HCM vào top 10 thành phố có chi phí du lịch thấp nhất châu Á, trong khi tính theo quốc gia, Việt Nam rẻ nhất Đông Nam Á...

Ở quy mô quốc gia, du lịch Việt Nam được Tổ chức World Travel Awards bình chọn cho nhiều hạng mục khác nhau như "Điểm đến hàng đầu châu Á 2023"; "Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á 2023". Cục Du lịch quốc gia Việt Nam xuất sắc đạt danh hiệu "Cơ quan quản lý du lịch hàng đầu châu Á 2023".

Tuy vậy, có không ít giải thưởng nhận phải ý kiến trái chiều vì không rõ các tiêu chí bình chọn, chấm giải.

Theo báo Tuổi trẻ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw