Du khách quốc tế ấn tượng với trải nghiệm khám phá thị trấn Sa Pa, Việt Nam

Thị trấn Sa Pa là một trong những điểm đến hàng đầu để du khách có cơ hội tham quan cũng như khám phá các vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam.

Trang The Travel dẫn tin Việt Nam là đất nước sở hữu vô số kỳ quan - từ những vịnh huyền ảo (như Vịnh Hạ Long), đến những bãi biển nhiệt đới hoang sơ (như Phú Quốc), hay khu chợ đêm nhộn nhịp, những ngôi làng miền núi và cánh đồng lúa trường tồn với thời gian.

Sa Pa. Ảnh: The Travel

Sa Pa. Ảnh: The Travel

Sa Pa là điểm đến nổi tiếng với những cánh đồng lúa ruộng bậc thang và văn hóa truyền thống của người dân các dân tộc thiểu số Việt Nam. Du khách đến đây cũng có thể chiêm ngưỡng rừng tre và một số cảnh quan đẹp như tranh vẽ. Điểm nổi bật khi đến đây là cơ hội gần gũi hơn với người dân miền núi thân thiện xung quanh những câu chuyện về cuộc sống hàng ngày ít đổi thay.

Đến Sapa, nhất định phải trải nghiệm Trekking

Sapa là thị trấn cửa ngõ chính với dân số khoảng 60.000 người. Nổi bật, Vườn quốc gia Hoàng Liên là điểm đến du lịch sinh thái của Lào Cai mang nét đẹp hoang dã, phù hợp với những tín đồ yêu màu xanh của thiên nhiên. Khu vực này rất ấn tượng bởi các trầm tích với sự xâm nhập của đá granit. Hàng triệu năm kiến tạo đã mang đến địa chất gồm đá trầm tích biến chất, đá granite xâm nhập chạy dọc theo thung lũng Mường Khoa phía Tây Nam, nhiều đá cẩm thạch và đá vôi phía Đông Bắc. Hệ động thực vật trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên vô cùng phong phú, thậm chí có những loài chỉ xuất hiện tại đây chứ không đâu khác trên cả nước.

Các thung lũng có mật độ dân cư đông đúc trong khi đó quanh sườn núi, người dân tập trung trồng trọt và làm ruộng trên các bậc thang rộng rãi. Dãy núi Hoàng Liên Sơn được mệnh danh là Alps xứ Đông Dương (Tonkinese Alps) bởi có những ngọn núi cao hiểm trở như Fansipan, đỉnh cao nhất Việt Nam. Từ các rặng núi uốn lượn, ruộng bậc thang đổ xuôi xuống những thung lũng ven sông du khách sẽ tìm thấy các bản làng Mông, Dao đỏ, Giáy nằm ẩn hiện

Thông qua các chuyến đi Trekking tại Sa Pa, du khách sẽ có cơ hội đi bộ trên các đoạn đường giữa những cánh đồng lúa và trải nghiệm qua những thung lũng rộng lớn xanh mướt.

Cầu bắc qua suối ở Sa Pa, Việt Nam. Ảnh: The Travel

Cầu bắc qua suối ở Sa Pa, Việt Nam. Ảnh: The Travel

Nhiều sườn núi rất dốc và khó tiếp cận. Khu vực này được cho là một trong những nơi ấn tượng và bổ ích nhất để ghé thăm tại Việt Nam. Hầu hết bề mặt ở đây có độ cao trên 1.000m so với mực nước biển và mặc dù là vùng nhiệt đới nhưng thời tiết có thể rất lạnh.

"Không có gì ngạc nhiên khi mây bay xuống bao quanh thị trấn, làng mạc kèm theo mưa phùn. Thị trấn Sa Pa nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển (thậm chí có thể có tuyết vào mùa đông). Những ngày ở đây, tôi có thể cảm nhận một bầu trời trong xanh ngang qua các thung lũng xanh mướt. Và khi vào những ngày sương mù dày đặc, thung lũng có cảm giác bí ẩn và xa lạ hơn", tác giả Aaron Spray viết.

Sa Pa nằm ở cực Bắc của Việt Nam và có đỉnh Fansipan cao tới 3.143m so với mực nước biển. Đỉnh Fansipan luôn được mệnh danh là "nóc nhà" của 3 nước Đông Dương (Việt Nam, Lào và Campuchia).

Khám phá cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam ở Sa Pa

Khách du lịch mua đồ lưu niệm ở Sa Pa. Ảnh: The Travel

Khách du lịch mua đồ lưu niệm ở Sa Pa. Ảnh: The Travel

Sa Pa cũng là điểm hẹn cho những du khách muốn khám phá văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Các dân tộc thiểu số truyền thống thường sinh sống ở vùng núi và rải rác ở các thung lũng xung quanh Sa Pa bao gồm người Hmong, Dao (Yao), Giáy, Xa Phó và Tày. Trong số này, các nhóm thiểu số chính trong khu vực là người Hmong (52%) và người Dao (25%). Người dân ở đây thường trồng lúa và ngô để duy trì cuộc sống hàng ngày.

"Du khách sẽ thấy dân làng làm việc ở ruộng bậc thang và ruộng lúa. Trâu là con vật vốn dĩ đã gắn liền với nghề nông của người dân trong hàng nghìn năm nay. Khách du lịch đi theo nhóm dọc theo những con đường mòn xuyên qua các làng mạc và cánh đồng của nông dân. Phụ nữ thường mặc trang phục truyền thống và tiếp đón khách du lịch", tác giả viết.

Ngoài làm nông, người dân địa phương ở đây cũng làm thêm nhiều mặt hàng thủ công truyền thống như vòng tay, hoa tai và quần áo. Đây là những sản phẩm thủ công địa phương mà du khách rất thích thú mua làm kỷ niệm mỗi khi ghé thăm.

"Người dân sống tại những ngôi làng ở Sa Pa thường giản dị và du lịch phần nào đã cải thiện cuộc sống của người dân địa phương trong thời gian qua", tác giả viết.

Trải nghiệm Trekking ở Sa Pa

Du khách thường chọn các gói du lịch bắt đầu từ thủ đô Hà Nội và đến thị trấn Sa Pa trong ngày. Gói tour bao gồm đón khách từ khách sạn bằng xe khách giường nằm đến thị trấn. Từ đây, du khách sẽ được hướng dẫn viên du lịch địa phương đón và tham gia trải nghiệm du lịch trekking đi qua những con đường mòn trên núi đến ngôi làng - nơi cộng động dân tộc thiểu số sinh sống. Du khách sẽ nghỉ qua đêm tại một nhà khách trong làng. Chuyến đi bộ trong ngày thường kéo dài khoảng 4 giờ.

Thông thường, khách du lịch để đồ đạc trong một khách sạn ở Sapa và chỉ mang theo những thứ cần thiết trong thời gian trekking khoảng 2-3 ngày tại các bản làng. Hai ngày trekking sẽ là khoảng thời gian thích hợp để cảm nhận về cảnh quan và con người ở đây.

"Khách du lịch có thể chọn tham gia một chuyến tham quan có hướng dẫn viên hoặc tự mình đi khám phá, nhưng nếu đây là lần đầu tiên thì một chuyến tham quan có hướng dẫn viên sẽ là lựa chọn tốt nhất. Với tôi, Việt Nam vẫn là một điểm đến thân thiện tuyệt vời dành cho những người lần đầu ghé thăm ở Đông Nam Á", cây bút Aaron Spray nhận định.

Báo Tổ quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Vùng đất Mù Cang Chải sở hữu bức tranh thiên nhiên cuốn hút với cảnh ruộng bậc thang hùng vỹ, núi đồi trập trùng và nét văn hóa bản địa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông. Giữa bức tranh hùng vỹ ấy, có chàng trai người Mông đã ấp ủ và hiện thực hóa giấc mơ lớn lao. Đó là Thào A Su, sinh năm 1994, ở bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, tỉnh Yên Bái (cũ), nay thuộc xã Púng Luông, tỉnh Lào Cai.

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Làn sóng dịch chuyển từ du lịch tiêu dùng sang du lịch trải nghiệm đang ngày càng rõ rệt. Đây không chỉ là bước ngoặt cho ngành du lịch cộng đồng, mà còn là cơ hội lớn để những bản làng giữ gìn hồn quê, phát triển, xây dựng bền vững các homestay.

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Sáu tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Lào Cai tăng trưởng ấn tượng, thu hút hơn 8,7 triệu lượt du khách, doanh thu đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng. Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập, tỉnh Lào Cai mới được kỳ vọng tiếp tục trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc, hướng tới mục tiêu đón 16,5 triệu lượt du khách vào năm 2030.

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách chọn Lào Cai để tham quan, nghỉ dưỡng, bởi cái họ tìm đến không chỉ là không khí trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, mà còn là trải nghiệm văn hóa, điều mà không resort nào ở nơi khác có thể sao chép được.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính, mà còn mở ra một không gian phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Với những tiềm năng, lợi thế được cộng hưởng, sự liên kết sẽ được hình thành, doanh nghiệp kỳ vọng có thêm động lực và cơ hội để vươn tầm.

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Đến với Hồ Thác Bà (tỉnh Lào Cai), du khách không chỉ được đi trên những con thuyền để ngắm nhìn cảnh đẹp sông nước, thăm các nhà nổi nuôi cá lồng mà giờ đây còn được tận mắt ngắm nhìn, thu hái và thưởng thức những trái nho ngọt ngào.

Chạm vào bản Thái

Chạm vào bản Thái

Không ồn ào, nhưng lại đủ sâu lắng để chạm đến cảm xúc của bất kỳ ai từng một lần ghé qua. Đó là bản Thái - điểm đến giữa lòng xã Mù Cang Chải, tỉnh Lào Cai. Nơi đây, mỗi mái nhà sàn, mỗi triền ruộng bậc thang, mỗi gương mặt người bản địa đều mang hơi thở của núi rừng và nhịp sống riêng biệt. Khi đến, bạn không chỉ ngắm nhìn mà còn được chạm vào một miền văn hóa đang âm thầm tỏa hương.

Tuyên Quang: Tạm dừng đón khách tham quan cụm di tích Nà Nưa

Tuyên Quang: Tạm dừng đón khách tham quan cụm di tích Nà Nưa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang cho biết sẽ tạm dừng đón khách tham quan tại cụm di tích Nà Nưa, thuộc Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào kể từ ngày 7/7 để thực hiện dự án Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào đến khi có thông báo mới.

fb yt zl tw