"Đốt đuốc đi tìm"...

Nhiều người lấy làm ngạc nhiên vì trong lúc thế giới điện ảnh vô cùng sôi động thì lại thiếu vắng những người làm phê bình điện ảnh một cách đúng nghĩa. Cùng đó cũng lại ngạc nhiên khi mà trên mạng xã hội người ta bàn tán dữ dội một bộ phim nào đó, nhưng không thấy “nhà phê bình điện ảnh” ở đâu.

Vậy, phải chăng, lý luận, phê bình điện ảnh đang đứng bên lề điện ảnh?

Cách đây chưa lâu, bộ phim “Đất rừng phương Nam” đã nhận về rất nhiều ý kiến khác nhau, từ phía khán giả lẫn nhà quản lý, nhưng không thấy nhà phê bình điện ảnh nào lên tiếng một cách dõng dạc. Hoặc như dòng phim kinh dị sản xuất trong nước, tiếng khen tiếng chê đủ cả nhưng cũng chỉ có vài ba bài phân tích, mổ xẻ qua loa. Điều đó cũng có nghĩa là trước một bộ phim, một thể loại phim (kể cả phim nội lẫn phim ngoại) đang được dư luận chú ý bàn cãi, thì giới lý luận, phê bình điện ảnh lại không bày tỏ chính kiến.

Trong những lúc gay cấn như vậy, khán giả rất cần có sự bình xét đúng đắn, có chiều sâu. Vì phê bình điện ảnh cũng như phê bình các loại hình sáng tạo nghệ thuật khác mang ý nghĩa chi phối, dẫn dắt. Nếu người làm phê bình “né” lúc gay cấn thì đương nhiên khoảng trống ấy sẽ bị lấp đầy bởi vô số ý kiến theo kiểu nói cho sướng miệng lan tràn trên mạng xã hội.

Tất nhiên cũng không ai có quyền bắt nhà phê bình phải lên tiếng giữa những đợt sóng dư luận, nhưng bản thân họ lại đứng ngoài cuộc như một người quan sát thì cũng chẳng khác nào né tránh.

Thế mới nói, hiện thời có “đốt đuốc đi tìm” cũng khó thấy một gương mặt phê bình điện ảnh nào sắc sảo, bản lĩnh.

Nhiều ý kiến cho rằng sở dĩ như vậy là do các trường đại học chuyên ngành không chú ý tới việc đào tạo người làm công tác phê bình. Điều đó đúng nhưng chưa đủ, bởi thực tế cho thấy không phải ai học lý luận, phê bình điện ảnh (nói riêng, văn hoặc nghệ thuật nói chung) sau khi ra trường đều có thể làm được công việc ấy. Quan trọng là trên nền tảng học thuật vững vàng thì người đó phải đam mê và có cách nhìn mới, đúng đắn, cùng với bản lĩnh nhập cuộc.

Một số ý kiến cho rằng việc thiếu vắng giới lý luận, phê bình điện ảnh nhiều năm qua là do họ bị ngợp trong quá nhiều các bộ phim, “run rẩy” trước các làn sóng “bình loạn” dồn dập (nhất là trên mạng xã hội) nên đã lạc lối, không biết đâu là đúng là sai, nói ra thì sợ bị “hố” nên đã chọn cách “im lặng là vàng”. Làm phê bình phải có sự hiểu biết và dũng khí, thiếu cả hai hoặc cả hai đều mờ nhạt thì cũng chẳng trách gì. Vậy nên mới xuất hiện kiểu phê bình điện ảnh chỉ thiên về bình phẩm tán tụng, có cũng được mà không thì càng tốt.

Cũng về vấn đề này, một số ý kiến cho rằng không có đội ngũ phê bình điện ảnh chuyên nghiệp là do viết lách không kiếm ra tiền. Đó cũng là một khía cạnh của cuộc đời thực, nhưng nhìn lại từ xưa tới nay cũng có mấy ai chọn công việc phê bình điện ảnh làm công cụ để kiếm tiền đâu. Những người viết chân chính dám dấn thân vì họ đam mê, xác định được trách nhiệm xã hội của cá nhân cũng như trách nhiệm nghề nghiệp và vì cộng đồng. Nếu không vì những điều đó thì dù cho có được đào tạo chuyên sâu, có học hàm học vị thì cũng không thể trở thành nhà phê bình chân chính.

Giờ chính là lúc thế giới điện ảnh rất mực sôi động. Nếu phê bình vẫn đứng “bên lề sự kiện” thì thật đáng tiếc!

Theo daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gian nan bảo vệ bản quyền

Gian nan bảo vệ bản quyền

Tròn 20 năm Việt Nam tham gia Công ước Berne (10/2004) về quyền sở hữu trí tuệ. Khoảng thời gian này không phải là ngắn, vậy nhưng tình trạng xâm phạm bản quyền ở trong nước vẫn còn phổ biến và ngày càng phức tạp.

Đồ họa Việt cần tiếp cận trình độ thế giới

Đồ họa Việt cần tiếp cận trình độ thế giới

Trong những năm gần đây, công chúng Việt Nam thường xuyên chứng kiến tên tuổi của một số nhà thiết kế đồ họa Việt Nam xuất hiện trong các bộ phim “bom tấn” nước ngoài. Cùng với đó, những sản phẩm văn hóa trong nước sử dụng đồ họa cũng ngày càng phổ biến và mức độ hiện đại rất cao. Tuy nhiên để bắt kịp trình độ phát triển của đồ họa thế giới, chúng ta cần có chiến lược phát triển thông qua 3 trụ cột: Sáng tạo, nghiên cứu và giảng dạy.

Để sân khấu thành nhu cầu của khán giả

Để sân khấu thành nhu cầu của khán giả

Những năm qua, hoạt động sân khấu nước ta gặp nhiều khó khăn. Làm thế nào để tạo dựng được lượng khán giả bền vững đang là vấn đề cấp thiết khiến nhiều người yêu sân khấu trăn trở.

Du lịch âm nhạc: Cơ hội thu hút khách quốc tế

Du lịch âm nhạc: Cơ hội thu hút khách quốc tế

Mặc dù xu hướng du lịch kết hợp giải trí, xem ca nhạc đã có từ lâu trên toàn cầu nhưng tại Việt Nam, hiện nay xu hướng này mới bắt đầu quan tâm. Điều này đang mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp làm du lịch tại Việt Nam

fbytzltw