Người Làng Nủ hồi tưởng ký ức thiên tai ở triển lãm ảnh

Người dân Làng Nủ (Lào Cai) xúc động khi nhớ lại những mất mát sau nửa năm chịu thiên tai, tại triển lãm ảnh của Nguyễn Á, sáng 1/3.

Sáu người dân là khách mời của nhiếp ảnh gia tại buổi triển lãm và ra mắt sách Vươn lên thôn Làng Nủ. Tác phẩm được hoàn thành sau 11 lần Nguyễn Á đến ngôi làng từng bị lũ quét tháng 9/2024, khiến 60 người chết, nhiều người mất tích, nhà của hàng chục hộ dân bị vùi lấp.

Cố kìm nén cảm xúc ở đầu sự kiện, chị Nguyễn Thị Kim, 28 tuổi, sau đó bật khóc khi nhớ về ngày định mệnh. Chị làm thu ngân siêu thị ở thị trấn Phố Ràng (Lào Cai), còn chồng chị - anh Hà Xuân Giang - theo nghề giáo viên. Sáng 7/9/2024, trời mưa như trút nước. Thông thường, sau ngày làm, chị sẽ ở lại thị trấn nhưng lo lắng cho gia đình, chị quyết định về làng. Con đường bình thường di chuyển chỉ gần 25 phút, song hôm ấy chị mất gần hai giờ vì nhiều nơi ngập sâu.

Vài hôm sau, cơn lũ ập về, cuốn trôi tất cả. Kim và con gái được cứu trong tình trạng đầy thương tích, chị bị vỡ xương tay, thủng màng nhĩ, gãy xương sườn. "Nhưng 14 người thân của tôi đã qua đời, kể cả bố mẹ. Lúc đó, tôi ngỡ như không còn động lực gì để tiếp tục sống. Nghe tiếng khóc của con gái ba tuổi, tôi tự nhủ phải mạnh mẽ hơn để làm chỗ dựa cho con", chị nói. May mắn, sau một thời gian dài mất liên lạc, chồng chị trở về, đoàn tụ với vợ con.

Theo Kim, do bị thương tật ở tay, không thể lao động nhiều, chị được chính quyền địa phương bố trí công việc ở ban di tích huyện. Hàng ngày, chị lo hương khói tại khu tưởng niệm các nạn nhân, đón tiếp các đoàn khách đến thăm, kể lại câu chuyện Làng Nủ trước và sau thiên tai.

"Cuộc sống dần hồi sinh, mọi người đã ra đồng, gieo cấy. Tôi lại nghe những bản nhạc, câu hát tiếng Tày của bà con vang vọng khắp nơi. Nhưng nỗi buồn vẫn còn đó. Tôi hay nhớ về nụ cười của những người đã mất, cảm tưởng họ chỉ đi đâu xa vài hôm và sẽ trở về", Kim cho biết.

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Á bên bé Hoàng Ngọc Lan và bà Hoàng Thị Thanh - bà ngoại bé. Ảnh: Mai Nhật
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Á bên bé Hoàng Ngọc Lan và bà Hoàng Thị Thanh - bà ngoại bé. Ảnh: Mai Nhật

Ngồi bên bà ngoại, bé Hoàng Ngọc Lan, bảy tuổi, có phần rụt rè, tay ôm chặt hộp búp bê - món quà một khán giả gửi tặng ở sự kiện. Sau thảm họa, bé Lan mất cả gia đình, gồm bố mẹ và hai anh. Bà Hoàng Thị Thanh - người bao bọc bé hiện tại - cho biết những ngày đầu ở bệnh viện, Lan hay hỏi về những người đã mất. "Những lúc như thế, cả nhà lại rơi nước mắt, quay mặt đi. Về sau, chúng tôi lựa lời nói với cháu là bố mẹ và các anh bị lũ cuốn đi rồi, không trở về nữa. Bé dần hiểu và không còn hỏi nữa", bà nói.

Câu chuyện chị Kim, bé Lan và những người dân vượt qua nghịch cảnh được Nguyễn Á đưa vào sách ảnh. Nhiếp ảnh gia đến ngôi làng từ những ngày đầu thiên tai ập đến, chứng kiến nhiều tang thương. Tác giả không xoáy sâu vào sự thảm khốc của hiện trường mà muốn khắc họa một "Làng Nủ từng bước đi qua biến cố, trong sự yêu thương của hàng vạn trái tim từ mọi miền Tổ quốc".

Sách được chia thành năm phần, gồm: Những ngày đau thương không lường trước, Hy vọng mong manh và tình quân dân trong cơn bão lũ, Những sẻ chia ấm áp tình người, Sau cơn mưa trời lại sángMùa xuân đầu tiên. Những trang đầu, nhiếp ảnh gia ghi lại hình ảnh ba lô học sinh, các món đồ chơi, búp bê vùi lấp trong bùn đất. Nhiều khung hình được chụp bằng fly-cam, bao quát khung cảnh các ngôi nhà ngập giữa dòng nước đỏ phù sa, các chiến sĩ túc trực tìm kiếm thi thể.

Sách dành phần lớn nội dung kể quá trình người dân sớm ổn định nhờ sự hỗ trợ của chính quyền, lực lượng xây dựng và nhà hảo tâm. Những căn nhà sàn dần được dựng lên trong khu tái định cư, các hộ dân bón phân trồng rau, sẵn sàng cho cuộc sống mới. Tác phẩm cũng vinh danh nhiều gương mặt có nghĩa cử cao đẹp, như thầy giáo Nguyễn Xuân Khang - người nhận chu cấp 22 học sinh sống sót sau đợt lũ quét đến năm 18 tuổi.

Triển lãm "Vươn lên thôn Làng Nủ" tại đường sách Nguyễn Văn Bình (quận 1). Ảnh: Mai Nhật
Triển lãm "Vươn lên thôn Làng Nủ" tại đường sách Nguyễn Văn Bình (quận 1). Ảnh: Mai Nhật

Những ngày Tết Ất Tỵ, Nguyễn Á về lại làng, chứng kiến cuộc sống "thay da đổi thịt" từng ngày của người dân. Anh khép lại sách bằng loạt ảnh Mùa xuân đầu tiên để có cái kết tròn trịa, ấm áp, hướng đến thông điệp về ngày mai tươi sáng. Theo tác giả, toàn bộ doanh thu bán sách sẽ được ủng hộ cho các gia đình nạn nhân. Sau triển lãm tại TP HCM, bộ ảnh tiếp tục được giới thiệu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Hà Nội) và thôn Làng Nủ.

Nguyễn Á, 57 tuổi, từng sinh hoạt tại Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Gia Ðịnh (TP HCM). Anh từng ra mắt 21 cuốn sách ảnh đi kèm triển lãm, trong đó có Tâm và Tài - Họ là ai? (2013), Hoàng Sa - Trường Sa biển đảo Việt Nam (2014), 11 Di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam được UNESCO vinh danh (2017), Họ đã sống như thế (2022).

Theo vnexpress.net

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

600 học sinh tích cực tập luyện đồng diễn múa gậy sinh tiền

Vòng chung kết giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà năm 2025: 600 học sinh tích cực tập luyện đồng diễn múa gậy sinh tiền

Những ngày này, 600 học sinh của huyện Bắc Hà đang tích cực tập luyện cho màn đồng diễn múa gậy sinh tiền chào mừng vòng chung kết giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà mở rộng năm 2025, sẽ diễn ra từ 8h ngày 07/6 tại sân vận động trung tâm huyện.

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Âm nhạc Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển sôi động, khi các nền tảng số như TikTok, YouTube... trở thành “sân khấu” chính cho nghệ sĩ lẫn khán giả. Mỗi tuần trôi qua lại xuất hiện một bản hit mới, một giai điệu phủ sóng mạng xã hội, hay một gương mặt nghệ sĩ trẻ bất ngờ vụt sáng. Thế nhưng, đằng sau bức tranh sôi động ấy là những trăn trở về giá trị nghệ thuật, về những tác phẩm có sức sống lâu bền với thời gian...

“Hành trình thống nhất” - Phim tài liệu đặc biệt về hòa giải dân tộc

“Hành trình thống nhất” - Phim tài liệu đặc biệt về hòa giải dân tộc

Bộ phim tài liệu đặc biệt mang tựa đề “Hành trình thống nhất” sẽ được phát sóng tối nay (2/5/2025) vào lúc 20 giờ 10 phút trên kênh VTV1. Đây là bộ phim nằm trong khuôn khổ chương trình VTV Đặc biệt của Đài Truyền hình Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

Đi xem "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" để yêu nước nhiều hơn

Đi xem "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" để yêu nước nhiều hơn

“Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” là bộ phim hiếm hoi giữ khán giả ngồi lại rạp đến những phút cuối cùng để nghe bài hát phim, để xem những dòng credit cuối phim. “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” cũng là bộ phim mang lại nhiều cảm xúc nhất cho khán giả cho đến thời điểm hiện tại.

Nhìn từ hiện tượng "Bắc Bling"

Nhìn từ hiện tượng "Bắc Bling"

Hiện tượng MV “Bắc Bling” của ca sĩ Hòa Minzy vẫn đang tiếp tục chiếm sóng trên các mạng xã hội. Có lẽ cũng lâu lắm rồi mới thấy xuất hiện một ca khúc quảng bá bản sắc văn hóa truyền thống mà lại được giới chuyên môn và cộng đồng đón nhận nồng nhiệt như vậy. Ra mắt ngày 1/3, chỉ sau vài ngày MV “Bắc Bling” đã lọt top 1 Trending YouTube tại Việt Nam với 9 triệu lượt xem (tính đến ngày 4/3). Không chỉ chiếm lĩnh bảng xếp hạng YouTube, MV còn giữ vị trí số 1 trên ZingChart Realtime…

Lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức liên hoan phim sinh viên quốc tế

Lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức liên hoan phim sinh viên quốc tế

Liên hoan phim sinh viên quốc tế lần thứ 6 (ISMA 2025) lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam do Trường Đại học Văn Lang đăng cai tổ chức diễn ra từ nay đến tháng 7/2025 đã quy tụ gần 100 trường đại học đến từ 15 quốc gia trên thế giới tham dự. Sự kiện đánh dấu sự giao lưu văn hoá và sáng tạo quốc tế trong lĩnh vực truyền thông, nghệ thuật.

Phim tôn vinh bản sắc Việt "lên ngôi"

Phim tôn vinh bản sắc Việt "lên ngôi"

Ngay từ đầu năm, điện ảnh Việt Nam đã có những cú đảo chiều thú vị. Nhiều phim tôn vinh bản sắc, khai thác yếu tố văn hóa dân gian thu hút đông đảo khán giả, thậm chí gây “sốt” tại các rạp và nền tảng chiếu phim, đánh bật những tác phẩm đình đám của điện ảnh nước nhà và quốc tế.

fb yt zl tw