Đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới tích cực sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Thời gian qua, đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tập trung phát triển nông nghiệp hàng hóa để nâng cao thu nhập.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hơn 10 tấn quả chuối tươi là sản lượng gia đình anh Lý Láo Tả ở thôn Sản Lùng Phìn, xã Nậm Chảy (Mường Khương) dự kiến thu hoạch trong năm 2023. Chuối là cây trồng hàng hóa được gia đình anh Tả lựa chọn sản xuất trong 3 năm trở lại đây. Nhờ được cấp mã số vùng trồng để xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc và 2 năm gần đây chuối bán được giá đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

20231130130725__MG_5753.JPG
Anh Lý Láo Tả thu hoạch chuối.

Anh Tả cho biết: Sau nhiều năm đi trồng chuối thuê cho một số hộ trong huyện, tôi đã nắm được kỹ thuật và tự trồng chuối trên diện tích đất của gia đình. Việc trồng, chăm sóc chuối không quá khó, 2 vợ chồng tôi đã chủ động được hầu hết các khâu trồng, chăm sóc nên tiết kiệm được chi phí. Riêng cây chuối giống và phân bón thì phải mua. Hiện tại, gia đình đang tập trung thu hoạch, sản lượng khoảng 1 tấn/ngày. Với giá chuối đang bán ở thời điểm hiện tại, dự kiến năm nay gia đình thu gần 60 triệu đồng. Sau khi thu hoạch xong, gia đình bắt tay vào tỉa mầm, bón thêm phân, phát dọn cỏ, chăm sóc để thu hoạch chuối vào năm sau.

Thời điểm hiện tại, các hộ trồng quýt sen, quýt sim ở thị trấn Mường Khương (Mường Khương) vẫn đang tất bật thu hoạch quýt bán cho thương lái. Quýt là loại cây trồng chủ lực được nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương chọn trồng theo hướng phát triển hàng hóa. Nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ cây trồng này.

Goithau12 (1).JPG
Trồng quýt sim, gia đình anh Phàn Khái Pao có thu nhập ổn định.

Anh Phàn Khái Pao, hộ trồng quýt ở thôn Sả Hồ, thị trấn Mường Khương chia sẻ: Trong khi các hộ khác trồng nhiều quýt sen thì tôi chọn quýt sim là cây trồng chính, vì đây là giống mới, vị ngọt đậm, mẫu mã đẹp. Giá bán của quýt sim cũng cao hơn quýt sen (trung bình 25 - 30 nghìn đồng/kg). Hiện tại, gia đình có hơn 500 gốc quýt sim, trong đó khoảng 300 cây đang cho thu hoạch, mỗi cây quýt cho thu 200 - 300 nghìn đồng/vụ.

Nếu gia đình anh Lý Láo Tả lựa chọn cây chuối, gia đình anh Phàn Kháo Pao lựa chọn quýt để phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa thì gia đình anh Hoàng A Quang ở thôn Hải Khê, xã Bản Qua (Bát Xát) lại lựa chọn trồng táo, mít Thái, xoài, hồng xiêm… Hiện tại, gia đình anh Quang có khoảng 50 cây táo, 200 cây mít Thái, vài chục gốc xoài và hồng xiêm… Với mô hình phát triển đa dạng các loại cây ăn quả, mỗi năm, gia đình anh Quang có thêm nguồn thu trên 50 triệu đồng.

Goithau12 (2).JPG
Vườn mít Thái trĩu quả của gia đình anh Hoàng A Quang.

Anh Quang cho biết: Chọn gắn bó với cây ăn quả, gia đình phải phát triển đa dạng các loại cây để quanh năm có sản phẩm bán. Bên cạnh đó, tôi cũng thường xuyên tìm kiếm các giống mới để đưa vào sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Ngoài các mô hình trên, trên địa bàn tỉnh còn hàng nghìn mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các mô hình này phần nào khẳng định thực tế, đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới trên địa bàn tỉnh đang rất chủ động, tích cực lao động sản xuất, phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa để nâng cao thu nhập.

Ngành nông nghiệp và các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách của tỉnh về phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa; xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho người dân gắn với khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản… Qua đó, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo bền vững, nhất là ở khu vực biên giới, khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Si Ma Cai: Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai có gần 1.800 cây chè Shan cổ thụ, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình núi cao 1.100 - 1.600 m so với mực nước biển như Lùng Thẩn, Quan Hồ Thẩn, Thào Chư Phìn, Nàn Sín. Những cây chè Shan hiện có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm diện tích.

[Infographic] Hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

[Infographic] Hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao và tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 - 2025.

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Với mục tiêu phấn đấu ít nhất 80% số hộ thuộc đối tượng thụ hưởng tham gia dự án thoát nghèo và vươn lên thành hộ khá, giàu, trong năm 2024, tỉnh Lào Cai sẽ thực hiện 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm 65 dự án liên kết (11 dự án cấp tỉnh, 54 dự án cấp huyện), 111 dự án cộng đồng cấp huyện.

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Chiều 26/4, tại thành phố Lào Cai, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai và Hội Nông dân thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng.

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Qua kiểm tra thực tế tại đồi cây mỡ từ 3 - 6 năm tuổi, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp huyện Bảo Yên phát hiện hiện tượng sâu ong ăn lá mỡ gây hại mật độ trung bình 50 con/cây, cao 100 con/cây, cục bộ trên 200 con/cây. Diện tích nhiễm là 10 ha, trong đó (nhẹ 5 ha, trung bình 4 ha và nặng 1 ha) tại xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên.

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Thời điểm này, một số địa phương đã lên kế hoạch tiêu thụ nông sản trước khi vụ thu hoạch chính thức bắt đầu. Tìm đầu ra ổn định cho nông sản luôn là bài toán khó với không ít địa phương và bán hàng theo phương thức livetream là một trong những “lối ra” đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ nông sản Việt.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

fb yt zl tw