Đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cụm đình Hương Canh

Ngày 5/3, UBND huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cụm đình Hương Canh.

Đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cụm đình Hương Canh ảnh 1
Thành viên tiểu ban di tích đình Hương Canh đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt tại đình Hương Canh. 

Di tích kiến trúc nghệ thuật cụm đình Hương Canh, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định 1649/QĐ-TTg, ngày 29/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Di tích bao gồm: Đình Hương Canh, đình Tiên Canh và đình Ngọc Canh.

Đây là 3 ngôi đình cổ tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc đình làng Bắc Bộ được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVII đầu XVIII.

Cụm đình Hương Canh là nơi thờ Lục vị thời Ngô Vương gồm: Thiên Sách Hoàng Đế (tức Ngô Xương Ngập), Quốc Vương Thiên Tử (tức Ngô Xương Văn), là 2 con trai của Ngô Quyền; Linh Quang Thái hậu tôn thần, Khả lã nương nương (2 người vợ của Ngô Quyền); Đông Nhạc Đại thần và Thị Tùng phu nhân.

Nghệ thuật kiến trúc của cụm đình Hương Canh đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật điêu khắc gỗ cổ dân gian với kỹ thuật chạm trổ tinh vi, điêu luyện, phác họa bức tranh đời sống sinh hoạt của người dân trong xã hội phong kiến xưa.

Ngày nay, cụm đình Hương Canh là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng, nơi tổ chức lễ hội cùng các trò diễn dân gian địa phương. Hằng năm, dân làng thường tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công đức to lớn của các vị anh hùng có công với đất nước.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Minh Trung, Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên cho biết: Bình Xuyên có 203 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 12 di tích lịch sử cấp quốc gia, 46 di tích cấp tỉnh được xếp hạng, nổi bật là cụm di tích ba ngôi đình của thị trấn Hương Canh. Lễ đón nhận bằng di tích quốc gia đặc biệt diễn ra đúng vào dịp Lễ dâng hương rằm tháng Hai (âm lịch) của nhân dân đối với Lục vị thành hoàng; đây là niềm tự hào, vinh dự lớn, đồng thời cũng là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Vĩnh Phúc nói chung, huyện Bình Xuyên và thị trấn Hương Canh nói riêng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có trên 1.300 di tích lịch sử, văn hóa các loại, trong đó có 4 di tích được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, 62 di tích cấp quốc gia và 452 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Vĩnh Phúc có 3 di sản được UNESCO ghi danh di sản văn hóa đại diện nhân loại gồm: Hát Ca Trù, thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt; nghi lễ và trò chơi Kéo co.

Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn. Nhiều di tích đã được đầu tư, tu bổ, phục hồi gắn với phát triển du lịch, góp phần bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc, giáo dục truyền thống, quảng bá về hình ảnh, vùng đất, con người Vĩnh Phúc, thu hút đông đảo du khách tham quan, nghiên cứu, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần trong các tầng lớp nhân dân.

Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

'Trang sử vàng' - tác phẩm của ánh sáng lịch sử và tâm hồn dân tộc

'Trang sử vàng' - tác phẩm của ánh sáng lịch sử và tâm hồn dân tộc

Tác phẩm điêu khắc ánh sáng "Trang sử vàng" của nghệ nhân Bùi Văn Tự được ra mắt đúng dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025). Tác phẩm vừa là biểu tượng nghệ thuật vừa thể hiện hành trình kể chuyện lịch sử bằng tâm hồn, khát vọng của người nghệ sĩ trẻ đầy thiết tha, sâu nặng.

Lão nông Hà Nhì 30 năm giữ nghề đan mâm

Lão nông Hà Nhì 30 năm giữ nghề đan mâm

Từ những thanh gỗ pơ mu cũ kỹ bị vùi trong lớp đất mục tưởng như bỏ đi hoặc chỉ dùng vào việc chẻ ra nhóm bếp, ông Chu Xe Gió, người Hà Nhì, xã Nậm Pung (Bát xát) có thể tách ra thành những chiếc nan mỏng như tấm bìa giấy để đan mâm theo kỹ thuật truyền thống của dân tộc Hà Nhì. Điều đáng nói, ông Chu Xe Gió là truyền nhân duy nhất của xã Nậm Pung có thể đan mâm bằng nan gỗ pơ mu trong khi một số người khác chỉ đan được bằng nan tre quen thuộc.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc với chủ đề "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam"

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc với chủ đề "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam"

Hướng tới kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025); 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025), từ ngày 5 - 31/5/2025 sẽ tổ chức các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

“Hành trình thống nhất” - Phim tài liệu đặc biệt về hòa giải dân tộc

“Hành trình thống nhất” - Phim tài liệu đặc biệt về hòa giải dân tộc

Bộ phim tài liệu đặc biệt mang tựa đề “Hành trình thống nhất” sẽ được phát sóng tối nay (2/5/2025) vào lúc 20 giờ 10 phút trên kênh VTV1. Đây là bộ phim nằm trong khuôn khổ chương trình VTV Đặc biệt của Đài Truyền hình Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

Triển lãm "VIETNAM 75" tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam

Triển lãm "VIETNAM 75" tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam

Diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Triển lãm “VIETNAM 75” – Hồi ức lịch sử về chiến tranh Việt Nam đã mang đến một cái nhìn tổng quan cho cộng đồng và bạn bè quốc tế sinh sống tại Đức về một giai đoạn lịch sử của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Không chỉ tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam, mà “VIETNAM 75” còn nhắc nhớ về nỗi đau mà chiến tranh đã gây ra với hàng triệu gia đình.

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Trên tay tôi đang là ấn phẩm còn thơm mùi mực : Tuyển tập Truyện ngắn hay Lào Cai. Lòng lâng lâng cảm xúc thật khó tả bởi ấn phẩm được Hội Văn học – Nghệ thuật Lào Cai phát hành đúng dịp cả nước nô nức tổ chức các hoạt động mừng đại lễ 50 năm non sông liền một dải, cũng là 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất.

fb yt zl tw