Đổi mới trong đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao

LCĐT - Là một trong những cơ sở đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao của tỉnh, thời gian qua, Khoa Kinh tế - Du lịch của Trường Cao đẳng Lào Cai đã có nhiều đổi mới trong phương thức đào tạo. Đặc biệt, trong năm học 2022 - 2023, khoa đã liên kết với doanh nghiệp du lịch đưa sinh viên học tập, làm việc thực tế ngay trong năm học đầu tiên.

Đổi mới trong đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao ảnh 1

Tăng cường thực hành là phương pháp đào tạo ưu tiên được Trường Cao đẳng Lào Cai nói chung và Khoa Kinh tế - Du lịch nói riêng áp dụng trong nhiều năm qua. Trước đây, đa phần học sinh, sinh viên được tham gia thực tập tại doanh nghiệp du lịch ở năm học thứ 2 và thứ 3, còn sinh viên năm thứ nhất chỉ thực tập tại cơ sở thực hành trong trường. Tuy nhiên, năm học này, nhà trường đổi mới, tổ chức liên kết với Tập đoàn Sun Group thí điểm đưa gần 30 sinh viên năm thứ nhất đến học tập và làm việc trực tiếp tại khách sạn 5 sao De la Coupole - MGallery.

Đổi mới trong đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao ảnh 2
Sinh viên thực tập cùng Ban lãnh đạo khách sạn De la Coupole - MGallery.

Giảng viên Nguyễn Thị Ngọc Hà, Trưởng Khoa Kinh tế - Du lịch cho biết: Đưa sinh viên học tập và làm việc tại khách sạn ngay từ năm học đầu tiên giúp các em có góc nhìn thực tế về công việc mình sẽ gắn bó trong tương lai. Các em sẽ rèn được kỹ năng nghề nghiệp và biết cách xử lý những tình huống diễn ra trong quá trình làm việc.

Với lớp học này, sinh viên mới nhập học được đào tạo 1 kỳ về các môn cơ sở tại trường. Bước sang kỳ học thứ 2, sinh viên được tham gia vừa học vừa làm tại khách sạn. Người đào tạo sinh viên sẽ gồm 1 giáo viên của Khoa Kinh tế - Du lịch và 1 người của khách sạn có thể là trưởng bộ phận hoặc nhân viên có kinh nghiệm lâu năm. Trong thời gian học tập và làm việc tại khách sạn, sinh viên được phân chia vào các bộ phận như lễ tân, buồng phòng, nhà hàng… Đối với lớp học này, doanh nghiệp và nhà trường miễn phí hoàn toàn nơi ăn, nghỉ cho các em. Mỗi sinh viên còn nhận được 1 triệu đồng/tháng để hỗ trợ chi phí sinh hoạt. Hiện các sinh viên đã học tập và làm việc tại khách sạn được hơn 2 tuần.

Đổi mới trong đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao ảnh 3

Em Đặng Yến Nhi, lớp Quản trị khách sạn K22 tâm sự: "Được làm việc thực tế ngay từ năm học đầu tiên đối với em là một trải nghiệm thú vị. Chúng em có cơ hội được gặp du khách, được đối mặt và xử lý các tình huống thực tế. Điều này giúp chúng em thêm hiểu hơn về nghề nghiệp mà bản thân đang theo đuổi".

Mỗi buổi học, sinh viên được người đào tạo quan sát làm việc, ngay khi có những vướng mắc sẽ được giải đáp, đồng thời được chỉ ra các lỗi để rút kinh nghiệm.

Đổi mới trong đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao ảnh 4
Sinh viên Khoa Kinh tế - Du lịch thường xuyên được trò chuyện với người nước ngoài. 

Giảng viên Trương Nam Thái, Khoa Kinh tế - Du lịch cho biết: Dù ở vị trí thực tập sinh nhưng sinh viên vẫn phải hoàn thành công việc được giao như một nhân viên. Thời gian thực tập của sinh viên tuy không dài nhưng tôi thấy sinh viên đã có sự thay đổi tích cực. Nhờ sớm được tiếp xúc với công việc, các em mạnh dạn, tự tin hơn, hoàn thiện được kỹ năng mềm.

Việc đào tạo sinh viên thực tế tại doanh nghiệp sẽ diễn ra trong 1 kỳ học, sau đó sinh viên quay lại trường. Nhà trường phối hợp với doanh nghiệp đánh giá kết quả quá trình học tập của sinh viên. Các em tiếp tục học một số môn cơ sở tại trường và quay lại khách sạn làm việc. Những sinh viên sau quá trình đào tạo nếu có nguyện vọng và đáp ứng yêu cầu sẽ được mời làm việc chính thức tại doanh nghiệp.

Đổi mới trong đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao ảnh 5
Giảng viên Khoa Kinh tế - Du lịch tham quan môi trường thực tập của sinh viên. 

Giảng viên Nguyễn Thị Ngọc Hà, Trưởng Khoa Kinh tế - Du lịch cho biết: K22 là khóa học đầu tiên khoa áp dụng phương pháp đào tạo này. Thời gian tới, khoa dự kiến nhân rộng đối với các khóa học khác, đồng thời mở rộng hợp tác với các khách sạn khác trong tỉnh.

Đổi mới trong đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao ảnh 6
Sinh viên đã học được nhiều kỹ năng nghề nghiệp trong thời gian thực tập. 

Năm học 2022 - 2023, Khoa Kinh tế - Du lịch tuyển sinh hơn 1.000 sinh viên hệ cao đẳng và trung cấp đối với các lớp quản trị khách sạn, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, hướng dẫn viên du lịch… Khoa còn liên kết đào tạo các lớp học sơ cấp ngắn hạn và lớp học tổ chức tại các huyện, thị xã với mong muốn đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, giải quyết thiếu hụt nhân lực cho ngành du lịch Lào Cai.                        

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sống chậm giữa phố biển

Sống chậm giữa phố biển

Đến Nha Trang (Khánh Hòa), đừng chỉ lướt trên bề mặt phố biển, choáng ngợp trước ánh đèn rực rỡ của khách sạn cao tầng dọc đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng. Sau những giờ đắm mình trong biển xanh, thỏa sức vui chơi ở VinWonders, bay bổng cùng dù lượn, hãy dành thời gian len lỏi những con phố, hay đến với những vùng quê ở ngoại thành Nha Trang để cảm nhận nhịp sống nhẹ nhàng của phố biển. Vẫn còn có một Nha Trang rất khác, chờ đợi bạn khám phá.

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tỉnh Yên Bái xác định "du lịch văn hóa" là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm trung tâm. Do đó, thời gian qua, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn di sản, hướng tới “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thành tài nguyên du lịch”.

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Là căn cứ địa cách mạng, Thái Nguyên có nhiều “địa chỉ đỏ” lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trong đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

“Không phải lúc nào người ta cũng có cơ hội để xuôi ngược theo một dòng sông. Nhưng nếu được, hãy đi một lần. Vì đó không chỉ là hành trình về địa lý, với nhà báo đây còn là cơ hội để mình được dấn thân và thể hiện đam mê với nghề” - đó là những dòng tôi viết trong cuốn sổ nhỏ mang theo khi bắt đầu hành trình ngược xuôi theo dòng sông Mẹ.

Presstrip - cơ hội “vàng” quảng bá du lịch Lào Cai

Presstrip - cơ hội “vàng” quảng bá du lịch Lào Cai

Không đơn thuần là một chuyến đi trải nghiệm, chương trình khảo sát thực tế dành cho báo chí (presstrip) trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai 2025 đã trở thành nhịp cầu kết nối giữa truyền thông và ngành du lịch. Presstrip là cơ hội “vàng” để các sản phẩm du lịch đặc trưng của Lào Cai được truyền thông sâu rộng hơn trên bản đồ du lịch Việt Nam và quốc tế.

fb yt zl tw