Độc lạ bản người Dao giữa lòng phố Hạ Long

Hạ Long (Quảng Ninh) là một thành phố du lịch biển tấp nập. Vậy nhưng không phải ai cũng biết, Hạ Long còn ẩn chứa nét đẹp tinh tế, riêng có của những bản làng của đồng bào dân tộc thiểu số thấp thoáng giữa màu xanh núi rừng... như điểm nhấn trong không gian văn hóa độc đáo của thành phố bên bờ di sản.

Cứ đến cuối tháng 4, bà Trương Thị Quý cùng gần 40 người dân xã Bằng Cả (TP Hạ Long, Quảng Ninh) lại náo nức luyện tập cho lễ hội Carnaval Hạ Long. Đã nhiều lần tham gia nhưng mỗi dịp Carnaval, bà Quý luôn có tâm trạng đặc biệt khi khoác lên mình bộ trang phục truyền thống của người Dao Thanh Y, hòa mình vào đoàn diễu hành sôi nổi, rực rỡ.

"Tham gia Carnaval thì mình tập kiểu dân tộc mình thôi. Tái hiện lại lễ cấp sắc, cầu mùa, múa rồng, phụ nữ thì múa phụ họa theo. Chúng tôi rất tự hào và háo hức, vì văn hóa dân tộc mình được quan tâm, có những màn biểu diễn làm đẹp lễ hội để cả thế giới cùng xem" - bà Trương Thị Quý nói.

Sắc màu văn hóa của người Dao Thanh Y góp phần giúp lễ hội Carnaval Hạ Long hàng năm thêm phần rực rỡ.

Vốn sinh sống lâu đời trên vùng đất Bằng Cả (thuộc huyện miền núi Hoành Bồ cũ), người Dao Thanh Y chiếm tới 97% dân số của xã với hơn 500 hộ dân, cùng với người Dao Thanh Phán, Tày, Sán Chay… Từ năm 2020, huyện Hoành Bồ sáp nhập vào TP. Hạ Long, những nét độc đáo trong đời sống văn hóa, phong tục, thực hành tín ngưỡng tâm linh của người Dao Thanh Y càng tô điểm cho không gian văn hóa chung thêm phần đặc sắc.

Hội làng Bằng Cả là ngày hội lớn trong năm, con cháu dù đi xa cũng trở về dự hội. Các thầy mo làm nghi lễ cúng cầu mùa, thủ tục góp lễ, già trẻ gái trai nghe hát đối, hát giao duyên, múa nghi lễ cấp sắc, xem thêu may trang phục thổ cẩm, tham gia các trò chơi dân gian như đẩy gậy, tung còn, bắn nỏ… Đây cũng là dịp để người Dao Thanh Y trổ tài với món ăn truyền thống như xôi ngũ sắc, ốc khe, cá khe, gà nấu gừng, ủ rượu bâu với bí quyết riêng…

Người Dao Thanh Y ở Bằng Cả lưu giữ nhiều nét phong tục truyền thống đặc sắc.

Ông Đặng Thanh Lương, nghệ nhân ưu tú của Bằng Cả cho biết: "Người Dao Thanh Y, nam giới là phải cấp sắc để truyền, để giữ họ của mình. Hội thì tùy theo, lớn nhất là 1/2, 1/7, 1/10 và cuối năm, tập trung toàn bộ mọi người đến để cúng lễ, múa hát, giao duyên, có nhiều sản vật hoa quả, bánh, cơm xôi đỏ, vàng, trắng, đen, đặc trưng theo từng tiết. Rượu bâu lúc nào cũng phải có".

Năm 2009, dự án Khu bảo tồn văn hóa người Dao Thanh Y được đầu tư xây dựng trên tổng diện tích 5 ha. Công trình bao gồm 1 nhà sinh hoạt văn hóa truyền thống được làm theo lối kiến trúc nhà sàn và 2 nhà mẫu phục dựng nhằm mô phỏng nhà ở của người Dao Thanh Y, xung quanh là không gian rộng lớn để tổ chức lễ hội, sinh hoạt cộng đồng. Các bậc cao niên kỳ công phục dựng lại phong tục, lễ hội đặc sắc. Nhiều lớp dạy học chữ Nôm Dao, nghề thêu truyền thống, hát giao duyên, dân ca dân vũ... cho học sinh, thanh niên được mở ra, do chính các nghệ nhân của bản làng truyền dạy.

Nhờ những lớp học, ngày càng có thêm nhiều người thành thạo nghề thêu thổ cẩm, biết hát giao duyên...

Bà Trương Thị Đông, một trong những người tâm huyết truyền nghề thêu vui mừng chia sẻ, đã có ngày càng nhiều bạn trẻ trong xã, trong làng thêm yêu thích, say sưa với những hoa văn thổ cẩm truyền thống: "Cái yếm là khó nhất còn cái khăn thì mất nhiều công. Cả già lẫn trẻ, con cháu đến đông để mình truyền dạy, học rất chăm chú. Nhiều người biết làm hơn, mình phải truyền dạy để không mai một trang phục của mình. Bây giờ hầu như nhà nào ít cũng phải có 1 bộ rồi".

Giờ đây, người Dao Thanh Y ở Bằng Cả không chỉ giữ gìn văn hóa mà còn mong muốn giới thiệu, đưa văn hóa của mình đến với du khách gần xa. Chỉ vài chục cây số từ trung tâm TP. Hạ Long, nhiều đoàn khách đã tới đây, tìm hiểu và thăm những ngôi nhà truyền thống, ngâm lá thuốc nam, trải nghiệm những buổi sinh hoạt văn nghệ, ẩm thực cùng người dân bản địa.

Hội làng là dịp để người dân và du khách cùng chiêm ngưỡng những màn hát múa cầu mùa, cấp sắc, giao duyên... đặc sắc

Anh Trần Văn Quân, người dân Bằng Cả cho biết, xã đã định hướng để anh và 20 hộ dân khác cùng tham gia “tổ du lịch”, từ người nông dân trở thành những "hướng dẫn viên" của bản làng: "Văn nghệ, hát múa nhảy cấp sắc, học sinh, thanh niên cùng tham gia, các ban ngành đều hưởng ứng, bà con chúng tôi cũng rất đồng lòng. Ban đầu tôi biết sẽ ngỡ ngàng vì nhiều thứ mình chưa chu đáo được nhưng vừa làm vừa rút kinh nghiệm, cố gắng vào nề nếp để chào đón khách du lịch".

Cùng với sự sôi động của du lịch biển, một trải nghiệm khác biệt gắn với núi rừng, với văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số đang chờ đón du khách đến với Hạ Long trong mùa hè này. Đó cũng là cách để người Dao Thanh Y bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của mình giữa thành phố biển và trong lòng bạn bè bốn phương.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đón đoàn khách đi chuyến tàu charter đầu tiên nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai

Đón đoàn khách đi chuyến tàu charter đầu tiên nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai

16 giờ ngày 21/11 (giờ Hà Nội), Sở Du lịch Lào Cai phối hợp với Công ty Lữ hành quốc tế Hồng Hà tổ chức đón 400 khách du lịch Trung Quốc nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, sau đó sẽ du lịch theo hành trình ga Lào Cai - đến ga Sài Gòn bằng tàu hỏa. Đây là đoàn khách Trung Quốc đông nhất kể từ khi hết dịch Covid-19 đến nay và cũng là chuyến tàu charter đầu tiên trong chương trình hợp tác giữa Sở Du lịch với ngành đường sắt.

Ưu đãi lớn để kích cầu du lịch cuối năm

Ưu đãi lớn để kích cầu du lịch cuối năm

Hoàn lưu bão số 3 (Yagi) đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh du lịch của Lào Cai. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch đều ghi nhận lượng khách sụt giảm. Để phục hồi, chính quyền và doanh nghiệp đã chung tay tung ra đợt ưu đãi lớn nhất năm 2024 nhằm kích cầu du lịch cuối năm.

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

fbytzltw