Độc đáo văn hóa người Lự

Trong hành trình Khảo sát tiềm năng du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng từ ngày 27.10 - 3.11 do Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức, chúng tôi đặt chân đến xã Bản Hon (H.Tam Đường, tỉnh Lai Châu) khi những tia nắng cuối ngày tắt dần, để rồi khám phá ra nhiều điều thú vị.

Mỗi nhà sàn chỉ được làm 1 cầu thang

 Độc đáo văn hóa người Lự ảnh 1
Các cô gái Bản Hon thong dong tắm suối.

Hình ảnh lãng mạn đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là “bức tranh” các cô gái người Lự tắm suối, thong dong chải tóc không bận tâm các chàng trai cô gái miền xuôi đang nhìn ngắm, “chớp” ảnh. Nằm cách thị xã Lai Châu (tỉnh Lai Châu) chỉ 13 km, nhưng xã Bản Hon vẫn giữ được vẻ hoang sơ, mộc mạc. Bản Hon nghĩa là "Mào rồng", mảnh đất được ôm trọn bởi hai dòng suối Nậm Mu và Nậm Hon, hai dòng suối này được coi như 2 con rồng nhỏ. Xã Bản Hon gồm Bản Hon 1 và Bản Hon 2 với hơn 160 hộ dân, gần 700 nhân khẩu, 100% là dân tộc Lự. Dân tộc Lự có 3 họ chính, là họ Tao, họ Lò và họ Vàng, theo chế độ phụ hệ.

Đầu năm 2013, Bản Hon được công nhận Điểm du lịch văn hóa cộng đồng. Tập tục người Lự làm nhà sàn san sát, sống quây quần, thường quay mặt về hướng bắc. Nhà gồm 2 mái chính và 2 mái nhỏ đủ để che hết cầu thang và lan can. Theo tục lệ, cầu thang nhà phải đặt lẻ, ví dụ 7, 9, 11 bậc và mỗi nhà chỉ được phép làm một cầu thang, hướng từ phía sau nhà đi lên, nhằm tránh những điều không may, tránh ma rừng vào nhà. Trong nhà sàn của người Lự, gia chủ dành 1 gian để thờ cúng ma nhà, thường là gian giữa, con dâu trong gia đình không được vào gian này.

Trang phục người Lự có màu sắc, hoa văn sinh động, đẹp mắt được treo ngay ngắn trong nhà. Phụ nữ Lự mặc áo chàm xẻ ngực, vạt trái đè lên vạt phải được thắt lại bởi những tua sặc sỡ. Những dịp lễ tết hội hè hoặc có khách quý, phụ nữ mặc váy hoa có tên Xỉn Làn, là váy 2 lớp, hoa văn 3 tầng trang trí đẹp mắt, phần trên được dệt với những họa tiết hình quả trám, phần dưới vải chàm đen. Phụ nữ Lự rất thích hoa lá, vì thế dù đi chơi, đi chợ hay làm nương hễ gặp hoa lá họ thích là ngắt cài lên đầu để làm duyên.

Không nhuộm răng khó lấy chồng

Người Lự có tục nhuộm răng đen, con gái từ 13 - 14 tuổi trở lên đều phải nhuộm, nhằm làm cho răng chắc và thể hiện được nét đẹp người con gái. Các cô gái Lự dùng một loại cây gỗ có tên “mạy chông cài” hay “mạy tỉu”, chặt từng đoạn nhỏ, đốt cháy cho vào ống tre rồi dùng mảnh gang úp lại khoảng 15-20 phút, sau đó lật mảnh gang lên lấy phần nhựa bám vào đó chà vào răng. Công việc này phải làm hàng tối sau khi ăn cơm xong. Theo quan niệm, nếu cô gái nào không nhuộm răng đen thì không phải con gái người Lự, sẽ bị dân bản cười chê và nhất là sẽ kém duyên, những chàng trai người Lự sẽ không muốn lấy làm vợ. Tuy nhiên, tục này cũng đang dần mai một.

Đưa tang cha, con vác dao đi trước

Theo lời kể, khi trong nhà có người chết, người Lự mổ 1 con trâu đen để cúng tiễn hồn người đã khuất về cõi hư vô. Khi quan tài đến nơi chôn cất, người Lự sẽ “tung trứng” để chọn đất. Nếu trứng vỡ mới được chôn. Bà con gần gũi thuộc họ nội của người chết phải kiêng 3 ngày không lao động sản xuất. Trong khi đưa ma, con trai trưởng đi trước, vác dao, đeo túi Lự, khoác áo người chết vào. Khi hạ huyệt, họ dùng cành cây xua xua 3 lần quanh huyệt cùng câu nói của người Lự “hồn người thì ra, hồn ma ở lại” với quan niệm để hồn người chết ở lại với phần huyệt của mình.

Tục thách cưới và bắt rể

Người Lự có tục “chọc sàn” - một cách tỏ tình của trai gái khi đến tuổi trưởng thành. Trai gái khi lớn lên được tự do yêu đương, tìm hiểu nhau nhưng đủ 18 tuổi mới được kết hôn, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp tảo hôn. Người Lự có tục thách cưới, do nhà gái quy định, thường dùng bạc trắng để thách cưới. Nhà trai phải mang sang nhà gái những sính lễ: 26.000 đồng tiền giấy, 1 chai rượu, 5 đôi nến sáp ong, 1 con gà hoặc 1 con heo tùy thuộc vào nhà gái muốn cúng heo hay gà. Người Lự có tục ở rể. Lúc đưa rể mọi người trong gia đình nhà trai mang theo chăn, đệm, vải tấm. Tân lang phải ở rể trong 3 năm liền. Sau đó cô gái về nhà chồng làm dâu ít nhất 2 năm, rồi đôi vợ chồng có thể tách ra ở riêng.

Chủ dọn đĩa muối ớt, khách không nên ra về

Người Lự ở Bản Hon có hai lễ cúng rừng rất quan trọng, tổ chức tại khu rừng đầu bản. Lễ vật để cúng tế gồm 1 con heo đen, 6 con gà, tất cả phải còn sống. Đến lễ, tất cả những người tham dự lễ cúng đều mặc đồ đen, không được đội mũ. Trong 3 ngày kể từ ngày làm lễ cúng, tất cả người dân trong bản không được phép gánh đồ, tất cả phải xách bằng tay. Theo cán bộ Phòng Văn hóa H.Tam Đường, du khách miền xuôi cần lưu ý khi thăm Bản Hon. Cụ thể, không được phép tự ý đi vào khu vực rừng cấm của bản - nơi thần linh trú ngụ, không được phép vào gian thờ ma. Khi gia chủ đặt ra mâm 1 đĩa muối ớt có nghĩa muốn giữ khách ở lại dùng cơm với gia đình, nếu cố ý bỏ về sẽ làm gia chủ phật ý.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw