Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Độc đáo nghề làm trống nêm

Độc đáo nghề làm trống nêm

Trống nêm là loại nhạc cụ được sử dụng phổ biến trong rất nhiều nghi lễ truyền thống của cộng đồng người Dao đỏ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nghề làm trống nêm hiện vẫn được giữ gìn, bảo tồn và phát triển bởi các nghệ nhân ở xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa.

Khác với nhiều dân tộc khác, chiếc trống được dùng làm nhạc cụ để giải trí, để chơi nhạc thuần túy thì trong văn hoá người Dao đỏ, trống nêm được coi là "cầu nối" giữa âm với dương, là nhạc cụ thiêng được sử dụng trong các nghi lễ quan trọng như: lễ Pút tồng, Cấp sắc, Khoi kìm, Chấu đàng, lễ cưới, lễ tang, lễ trừ ma tà. Trong mỗi gia đình, trống nêm được treo tại khu vực bàn thờ gia tiên cùng với kèn pí lè, chiêng, chũm choẹ... Quy trình làm trống nêm có những quy định rất nghiêm ngặt và chủ yếu làm bằng phương pháp thủ công.

EE33DEE0-7899-4E36-8F77-907A46E66E27.jpeg
Gọi là trống nêm vì thân trống được làm bằng nhiều miếng gỗ nhỏ hình chữ nhật đan chéo nhau bởi các sợi dây song, dây mây níu lại, tạo thành một dải liên kết được nêm chặt, ôm lấy mặt trống.
Chiếc trống tròn với các thanh gỗ dăm tỏa ra xung quanh như những cánh hoa nhỏ, chính là nét độc đáo trên chiếc trống của người Dao đỏ.
A8CAAE6D-D3EF-42B1-AA47-7A247529ACE7.jpeg
Loại gỗ được sử dụng làm nêm trống thường là gỗ xoan, gỗ lát có độ mềm nhất định. Sau đó sẽ được chẻ mỏng, vát chéo. Thường mỗi chiếc trống sử dụng khoảng 200 - 300 chiếc nêm gỗ.
A4EA6C8F-606B-44AC-A83F-BE38AC22A2CC.jpeg
Trước đây, tang trống được làm từ gỗ mít đã bị rỗng, hoặc khoét thủng ruột, sau đó vót tròn, vót bóng xung quanh, làm sao cho tang mỏng, nhẹ nhưng vẫn bền và chắc. Hiện nay, trống được làm các kích cỡ lớn hơn nên phải dùng các thanh gỗ ghép lại thành tang. Độ dày tang trống thường là 1cm, thành trống mỏng quá sẽ dễ vỡ, dày quá khi đánh tiếng sẽ không vang.
8E6A470B-E7CB-4EB3-A136-BA053ED8716A.jpeg
Việc lựa chọn và xử lý da trống cũng rất quan trọng. Trước kia mặt trống thường làm bằng da hổ, da báo, có độ bền cao và màu sắc đẹp, ngày nay thường làm bằng da dê, da bò.
Da phải được lọc hết phần thịt sau đó được căng lên phên tre, đem phơi nắng hoặc sấy khô dưới bếp lửa. Thời gian sấy da không quá lâu để đảm bảo độ dẻo, dai của da.
1293C3DF-7F5F-4BFF-923B-69AB036BB827.jpeg
Da sau khi được xử lý sẽ được đặt lên tang trống, luồn dây mây qua các lỗ đục để cố định.
 Một điểm đặc biệt của trống nêm người Dao đỏ đó là mặt trống được căng bởi kỹ thuật vặn xoắn, thắt các dải dây mây mà không phải bằng cách đóng đinh vào tang trống. Vì vậy, theo thời gian khi mặt trống bị trùng, người ta chỉ cần đóng chặt thêm các nêm để làm căng mặt trống. Đây là kỹ thuật đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kinh nghiệm.
85103D02-A74A-4AFD-AECF-B9D7138C22EB.jpeg
Người làm trống, ngoài đôi tay khéo léo còn cần đôi tai tinh tế mới có thể nghe và chỉnh âm thanh của trống.
Một chiếc trống tốt khi đánh lên người đứng xa vẫn nghe thấy tiếng vang nhưng người đứng gần không cảm thấy chói tai. Việc thẩm âm không thể truyền dạy bằng sách vở, lời nói mà phần nhiều phụ thuộc vào kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế của người học.
B1EABC3C-410C-42EA-82FD-516CC55B4777.jpeg
2B53516E-8666-48CB-B144-8FCB84E7CFCE.jpeg
3C826F22-CCC8-4794-9FE7-D800F9AD3647.jpeg
Theo quan niệm của người Dao đỏ, trống nêm sử dụng trong lễ cúng là vật thiêng nên nghề làm trống nêm chỉ được truyền dạy cho con trai trong dòng họ. Tuy nhiên, hiện nay trống của người Dao không chỉ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng người Dao đỏ, mà còn là vật dụng trang trí, một sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu. Chính vì vậy, phụ nữ có cơ hội được tham gia vào một số công đoạn làm trống. Đây cũng là sản phẩm du lịch mang lại nguồn thu nhập cho người dân xã Tả Phìn.
653A7A62-F26D-4C3F-9C91-74FC733EB0FF.jpeg
Những chiếc trống nêm vẫn luôn giữ vai trò quan trọng trong dòng chảy văn hóa tinh thần của người Dao đỏ. Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc sắc, tiêu biểu, nghề làm trống nêm của người Dao đỏ, thị xã Sa Pa vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào ngày 22/1/2020.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm đàn có chất lượng, làm đàn đẹp, âm sắc tốt.

Trăm năm kể chuyện nghề rèn

Trăm năm kể chuyện nghề rèn

“Cạch! Cạch!” - tiếng búa đập vào thanh sắt phát ra từ một lò rèn nhỏ nằm cuối thôn Bản Phố 2C (xã Bản Phố, huyện Bắc Hà) khiến chúng tôi mường tượng về một thời hoàng kim của làng rèn Bản Phố. Dù thăng trầm của thời cuộc khiến nghề rèn dần mai một nhưng ở Bản Phố vẫn còn đó những người bám trụ với nghề, bằng cách riêng miệt mài truyền dạy cho thế hệ tương lai. Họ giữ gìn “kho tàng” câu chuyện cũng như kỹ thuật đúc rèn tồn tại cả trăm năm ở vùng cao nguyên trắng.

Vực lại nghề trồng dâu nuôi tằm

Vực lại nghề trồng dâu nuôi tằm

Xác định trồng dâu nuôi tằm là nghề tiềm năng, có giá trị kinh tế cao, huyện Bảo Yên đang quyết tâm vực lại nghề theo hướng đẩy mạnh liên kết, thu hút đầu tư cho công nghiệp chế biến để phát triển bền vững.

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Người Dao ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát hiện vẫn lưu giữ được nhiều nghề truyền thống, trong đó có nghề chạm khắc bạc. Các sản phẩm bằng bạc được chế tác tinh xảo, tỉ mẩn đã góp phần tạo nên nét văn hóa độc đáo của đồng bào Dao.

Làm mới di sản làng nghề để phát triển du lịch

Làm mới di sản làng nghề để phát triển du lịch

Thời gian gần đây ai có dịp tới Vĩnh Long không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp vừa cổ kính, phủ màu thời gian của “vương quốc” gạch gốm đỏ soi mình bên dòng kênh Thầy Cai, sông Cổ Chiên. Những năm 1980, cả vùng có gần 3.000 lò gạch trải dài gần 30 km trên địa bàn các huyện Long Hồ và Mang Thít hoạt động quanh năm.

Người Tày xã Bản Hồ giữ nghề truyền thống

Người Tày xã Bản Hồ giữ nghề truyền thống

Nghề dệt vải, nhuộm chàm truyền thống của người Tày xã Bản Hồ (thị xã Sa Pa) đang được lưu giữ, bảo tồn và phát huy. Đây không chỉ là nghề truyền thống, mang lại thu nhập cho người dân mà còn là nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.

Giữ lửa nghề rèn

Giữ lửa nghề rèn

Cuộc sống đổi thay, nghề rèn đúc ở Bắc Hà cũng dần mai một, nhưng với nhiều người thì khát vọng, quyết tâm giữ lửa nghề vẫn thôi thúc từng ngày.

Người Giáy giữ nghề truyền thống

Người Giáy giữ nghề truyền thống

Tại Lào Cai, đồng bào Giáy sống rải rác ở nhiều nơi nhưng nơi tập trung đông nhất ở huyện biên giới Bát Xát. Người Giáy hiện vẫn lưu giữ được nhiều nét đẹp văn hóa đặc trưng như trang phục cùng nghề may truyền thống tự bao đời.

fbytzltw