Độc đáo nghề "làm đẹp" cho sách: Nâng tầm giá trị văn hóa đọc

Trong xã hội hiện đại, mặc dù công nghiệp in ấn và sách điện tử đã trở thành xu hướng chính, nhưng nghệ thuật đóng sách thủ công vẫn tồn tại và dần trở nên phổ biến, thậm chí trở thành một ngành nghệ thuật đích thực.

173268viec-lam-ra-mot-cuon-sach-nghe-thuat-thuc-su-ky-cong.png.jpg
Việc làm ra một cuốn sách nghệ thuật thực sự kỳ công Kỹ thuật thủ công và sáng tạo'.

Nghệ thuật đóng sách thủ công đã có từ lâu đời và phát triển mạnh mẽ trong thời Trung cổ, khi nước Ý trở thành trung tâm của ngành đóng sách thủ công vào thế kỷ XV. Việc sử dụng giấy thay cho da động vật đã mở ra cánh cửa cho sự sáng tạo và đa dạng hóa trong kỹ thuật chế tác. Giới nghệ nhân thành thạo trong việc tạo ra những tấm bìa sách đẹp và cầu kỳ, kết hợp với các phương pháp đóng sách như coptic binding, long stitch binding…

Từ thế kỷ XVI, chứng kiến sự xuất hiện của nghệ thuật in ấn, mở đường cho công nghiệp hóa trong sản xuất sách, tuy nhiên nghệ thuật đóng sách thủ công vẫn không mất đi giá trị. Với kỹ thuật điêu luyện, thao tác đóng thủ công giúp kéo dài tuổi thọ một cuốn sách, đồng thời làm đẹp và tăng thêm giá trị của sách. Ngay cả thời điểm hiện tại, mặc dù công nghiệp in ấn và sách điện tử đã trở thành xu hướng chính, nghệ thuật đóng sách thủ công vẫn tồn tại và thậm chí đang trở nên phổ biến. Cộng đồng nghệ nhân và người yêu đồ “hand made” trên khắp thế giới vẫn tìm kiếm, kỳ vọng vào sự độc đáo và cá nhân hóa, mà chỉ nghệ thuật đóng sách thủ công mới có thể mang lại.

Ở Việt Nam, nghệ thuật đóng sách có lịch sử lâu đời và đa dạng, phản ánh sự giao thoa giữa truyền thống và ảnh hưởng từ các nền văn hóa khác nhau. Các bản sách và tài liệu cổ truyền vẫn còn lưu dấu giá trị lịch sử, sáng tạo qua các thời kỳ, mang theo không chỉ thông điệp văn hóa mà còn là sự tỉ mỉ và sáng tạo của người thực hiện.

Qua các giai đoạn lịch sử, phương tiện in ấn và công nghệ làm sách mới xuất hiện đã làm thay đổi không chỉ cách thức sản xuất sách mà còn cả văn hóa đọc, tạo ra sự đa dạng trong ngành đóng sách thủ công. Ngày nay, cộng đồng nghệ nhân đóng sách ở Việt Nam đang trở nên đa dạng và sáng tạo, đóng góp vai trò đáng kể trong việc giữ gìn và phát triển nghệ thuật chế tác sách.

Cùng với đó, các sự kiện và triển lãm về sách thủ công cũng thu hút sự chú ý của cộng đồng. Chẳng hạn, đầu năm 2024, Đông A tổ chức hoạt động trưng bày, giới thiệu ấn bản đặc biệt lần lượt tại Nhà sách Cá Chép và Lễ hội Đường sách Tết Giáp Thìn 2024. Trong đó điểm nhấn là hoạt động trưng bày các ấn bản giới hạn do Đông A thực hiện. Đây là lần thứ hai hoạt động này được tổ chức, nhằm giới thiệu rộng rãi tới độc giả những bản sách được chế tác công phu. Trước đó, Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam tổ chức sự kiện “Tìm hiểu về nghệ thuật đóng sách thủ công” trong chương trình Dọn kho đón Tết 2024…

Cộng đồng nghệ nhân và người yêu đồ “hand made” vẫn tìm kiếm, kỳ vọng vào sự độc đáo và cá nhân hóa từ những cuốn sách được chế tác thủ công Nâng tầm giá trị sách.
Cộng đồng nghệ nhân và người yêu đồ “hand made” vẫn tìm kiếm, kỳ vọng vào sự độc đáo và cá nhân hóa từ những cuốn sách được chế tác thủ công Nâng tầm giá trị sách.

Anh Trần Trung Hiếu, thành viên Xưởng đóng sách Sao Bắc (Sao Bắc Book Binding), người có nhiều năm kinh nghiệm, đã tạo ra hơn 200 tác phẩm sách đóng thủ công bằng tay và cộng tác với một số NXB lớn ở Hà Nội trong nhiều dự án sách đặc biệt, chia sẻ: “Để làm ra được một quyển sách gồm 5 công đoạn: Đánh giá cuốn sách cần được đóng (tình trạng, thông số, cách làm); dỡ sách; tạo dựng cấu trúc; bọc bìa và trang trí. Trong mỗi công đoạn này lại bao gồm các công đoạn nhỏ khác khiến cho việc làm sách thực sự kỳ công. Trung bình thường mất khoảng 2 tuần để hoàn thiện một cuốn sách cơ bản. Còn với các cuốn sách phức tạp hơn trong trang trí và thiết kế thì có khi vài tháng mới hoàn thiện, tùy vào mức độ chi tiết của tác phẩm”.

Cũng theo anh Trần Trung Hiếu, hiện sách thủ công ở Việt Nam được thiết kế và sản xuất trên nhiều chất liệu, như bìa sách được làm từ vải đũi tơ tằm dệt thủ công, họa tiết thêu tay; vải thô bố cao cấp không sờn và ép nhiệt cao tần tên sách cùng hình minh họa; giấy trúc chỉ; lụa thủy ấn và nhiều nhất là từ da. Để đóng được cuốn sách cần đến rất nhiều dụng cụ như que xương, dùi lớn, dùi đục, kim, chỉ, dao rọc, búa, bảng gõ nấm, kéo, bút lông phết keo… “Đến nay, trong nước vẫn rất hiếm, thậm chí không có người thợ nào đạt tới trình độ hoàn thiện theo yêu cầu khắt khe của kỹ thuật đóng sách thủ công truyền thống tại các nước châu Âu và Trung Đông. Khó khăn lớn nhất khi tìm hiểu nghệ thuật đóng sách thủ công là thiếu nguồn tài liệu tiếng Việt, không có những nghệ nhân giàu kinh nghiệm để truyền nghề và đa số dụng cụ phải nhập khẩu”, anh Hiếu cho biết.

Trong khi đó, anh Lê Đức Anh, thành viên Xưởng Sao Bắc chia sẻ: “Hiện có nhiều bạn trẻ đam mê tìm hiểu nghề làm sách thủ công và muốn thử sức, nhưng đa số phân vân về lựa chọn vật liệu. Từ kinh nghiệm thực tế cho thấy, chưa cần đi quá sâu vào chuyên nghiệp, mọi người có thể thực hành ngay việc làm một cuốn sách hay cuốn sổ tay cho mình với các loại vải canvas, vải bố, vải jean. Ở mức độ cao hơn, cần một số vật liệu chuyên dụng như các loại vải đã được bồi sẵn giấy, keo, da…”.

Với sự kết hợp giữa sự sáng tạo và kỹ thuật tinh xảo, nghệ thuật đóng sách truyền thống giúp duy trì mảng sách nghệ thuật độc đáo, đồng thời kế thừa những giá trị truyền thống qua các thế hệ. Bên cạnh đó, khi lĩnh vực này phát triển cũng góp phần nâng tầm giá trị sách Việt.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Đầu xuân, khi vùng núi cao Bắc Hà chìm trong sắc trắng mận Tam hoa, tôi tình cờ gặp bà Đặng Thị Nguyệt Ánh, 75 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hà 2, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà tại Hội báo Xuân. Đối với người yêu thơ, thích đọc sách như bà Ánh thì đây chính là cơ hội để được thỏa mãn đam mê đọc và bổ sung kiến thức bổ ích từ những cuốn sách, tờ báo, tạp chí từ khắp mọi miền.

Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 2) Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Nhà văn Ma Văn Kháng hiện đang sinh sống cùng gia đình ở Thủ đô Hà Nội. Năm nay, nhà văn bước vào tuổi 89, nhưng tinh thần và sức sáng tạo của ông thì vẫn rất mạnh mẽ. Ông vẫn là cộng tác viên thường xuyên và đều đặn của tạp chí Xây dựng Đảng, Báo Văn nghệ. Đặc biệt, ông vẫn thường xuyên gửi bài viết, truyện ngắn cộng tác với "Báo nhà" - tên gọi thân thương mà nhà văn dành cho Báo Lào Cai.

[Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thời gian vua Lý Thái Tổ dời đô từ Thăng Long ra Hoa Lư. Các sản phẩm gốm Bát Tràng đã phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước từ thế kỷ XV, đến thế kỉ XVI, XVII phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu ra nước ngoài. Trải qua thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Nhà văn Ma Văn Kháng sinh năm 1936 tại Hà Nội. Ông đã có hơn hai thập kỷ gắn bó với mảnh đất biên cương Lào Cai. Đặc biệt, những năm tháng công tác tại Báo Lào Cai đã giúp ông đi sâu vào cuộc sống vùng cao, tích lũy vốn hiểu biết phong phú và truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Xa Phủ... Để hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của ông, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc gặp gỡ của phóng viên Báo Lào Cai với nhà văn Ma Văn Kháng.

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Liên quan đến việc khai quật 2 chiếc thuyền cổ ở khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, ngày 26/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo đánh giá sơ bộ kết quả khai quật thuyền cổ.

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

Khơi dòng nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Khơi dòng nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Chứa đựng tinh hoa văn hóa, phản ánh sự tiếp nối trí tuệ, cảm xúc và bản sắc dân tộc qua nhiều thế hệ, nghệ thuật truyền thống giúp gắn kết với cội nguồn, nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển tư duy sáng tạo. Bảo tồn, kế thừa, phát huy mạnh mẽ hơn nữa những giá trị của nghệ thuật truyền thống, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển và khẳng định dấu ấn văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập đang là đòi hỏi cấp thiết hiện nay.

Nỗ lực quảng bá bánh mì Việt Nam ra thế giới

Nỗ lực quảng bá bánh mì Việt Nam ra thế giới

Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Tạp chí Du lịch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực thế giới, lan tỏa năm châu” để quảng bá, giới thiệu bánh mì Việt Nam đến với đông đảo du khách. Đây là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 3 năm 2025.

Đặc sắc Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên ở Việt Nam

Đặc sắc Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên ở Việt Nam

Việc ra đời Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên tại Việt Nam vào giữa tháng 3 vừa qua đánh dấu một hoạt động văn hóa chuyên biệt, độc đáo trong đời sống văn hóa nước nhà. Chính thức khai trương tại Trại Da Vinci, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội, Bảo tàng mở ra một không gian sáng tạo trưng bày những tác phẩm kính màu từ khắp nơi trên thế giới.

Hoa văn phượng hoàng trên trang phục của người Nùng Dín

Hoa văn phượng hoàng trên trang phục của người Nùng Dín

Một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của người Nùng Dín ở huyện vùng cao Mường Khương chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên váy áo, khăn đội đầu, giày vải, địu và mũ của trẻ em…

fb yt zl tw