Độc đáo các lễ hội cầu mùa ở Lai Châu

Lễ hội Bun Vốc Nặm; Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu; Lễ hội Kin lẩu nó... là những lễ hội cầu mùa độc đáo ở Lai Châu.

Lễ hội Bun Vốc Nặm

Bun Vốc Nặm - Lễ hội té nước, là một trong những lễ hội đặc sắc của đồng bào dân tộc Lào ở xã Nà Tăm (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu). Lễ hội thường diễn ra trên dòng sông Nậm Mu vào tháng Tư hằng năm nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa vụ mới bội thu, người người khỏe mạnh... Lễ hội gồm lễ cúng cầu mùa, cầu mưa; múa xòe và té nước. Sau nghi lễ cúng thần linh và lễ cầu mưa, dân bản ra dòng suối Nậm Mu để thực hiện nghi lễ té nước với quan niệm càng ướt càng may mắn. Cuối cùng, dân làng cùng nhau lên bờ thưởng thức các món ăn như cơm lam, bánh chưng, xôi ngũ sắc và chơi các trò chơi dân gian như đẩy gậy, tung còn, kéo co...

Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu

Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu (Lễ hội Cốm mới, hay Lễ tạ ơn) của đồng bào dân tộc Thái ở xã Mường So (huyện Phong Thổ) thường được tổ chức vào dịp rằm tháng Chín hằng năm nhằm tạ ơn các vị thần linh, tổ tiên đã ban cho vụ mùa bội thu. Lúa được chọn làm cốm dâng lên trời đất, thần linh phải là loại nếp non ngon nhất từ các giống lúa như lúa lương phượng, nếp tan, nếp quýt, nếp hoa... Nghi thức giã cốm được chia thành 2 bên nam - nữ, thể hiện sự giao thoa của 4 mùa và âm dương hòa hợp. Sau nghi lễ, người ta vãi cốm ra xung quanh nơi cúng tế tượng trưng cho sự sung túc, no đủ, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt và cùng nhau thưởng thức cốm để được thần linh ban cho sự may mắn.

Lễ hội Kin lẩu nó

Kin lẩu nó là Lễ hội Mừng măng mọc thường diễn ra vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 5 hoặc tháng 6) tại các bản làng của đồng bào dân tộc Xinh Mun, Phù Lá, La Hủ... Theo quan niệm, khi những búp măng đầu tiên mọc là thời điểm bắt đầu mùa sản xuất trong năm. Vì thế, dân bản mở hội Mừng măng mọc nhằm cầu mong một vụ mùa tốt tươi, mưa thuận gió hòa, bản làng no ấm; đồng thời, đây cũng là dịp bày tỏ lòng biết ơn đến thần trời, thần đất...

Lễ hội Ủy la lóng

Lễ hội Ủy la lóng còn được biết đến là Tết ngô cổ truyền của đồng bào dân tộc Cống tại xã Nậm Khao (huyện Mường Tè), được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng Sáu hằng năm, sau khi kết thúc mùa thu hoạch ngô. Trong ngày tết, các gia đình chuẩn bị thật nhiều món ăn được chế biến từ ngô non như ngô luộc, bánh ngô, cơm ngô hay cơm lam, bánh chưng, thịt lợn, thịt gà, cua, nấm rừng làm lễ vật để dâng cúng, cảm ơn tổ tiên đã phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, việc chăn nuôi thuận lợi, mùa màng tươi tốt... Vào đêm giao thừa, cả bản làng sẽ quây quần quanh đống lửa to và cùng múa điệu “pê lêm giao” để đón mừng năm mới.

Báo Hànộimới

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đòn bẩy” du lịch mùa hè

“Đòn bẩy” du lịch mùa hè

Dịp nghỉ lễ năm nay kéo dài 5 ngày (từ 30/4 - 4/5). Tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai ước đạt 265.000 lượt, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2024; tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 905 tỷ đồng, tăng 6% so với kỳ nghỉ lễ năm 2024. Con số này là bước đệm để ngành du lịch tiếp tục đưa ra nhiều sản phẩm hấp dẫn, thú vị thu hút du khách, đặc biệt là trong dịp cao điểm du lịch mùa hè.

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Thay vì chỉ tham gia các hoạt động trải nghiệm “cho vui”, khách du lịch trải nghiệm có chiều sâu, học hỏi những kỹ năng, kiến thức cùng cư dân bản địa, cùng sáng tạo các sản phẩm với cư dân, nghệ sĩ, nghệ nhân địa phương. Du lịch sáng tạo tạo ra sức hút, động lực phát triển mới cho ngành du lịch và khẳng định bản sắc văn hóa của các địa phương. Đây vừa là xu hướng mới, vừa là giải pháp mà các địa phương cần triển khai, nhân rộng.

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Vườn Quốc gia Hoàng Liên nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ, ở độ cao 1.000 - 3.000m so với mực nước biển, thuộc địa phận thị xã Sa Pa (Lào Cai) và một phần của huyện Tân Uyên (Lai Châu). Đây là điểm đến nhất định phải có trong cẩm nang du lịch của du khách khi đến với Sa Pa.

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã ký ban hành kế hoạch số 2045/KH-BVHTTDL về kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hướng dẫn viên du lịch...

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

53% du khách Việt Nam có kế hoạch du lịch cùng gia đình, đó là thông tin theo dữ liệu từ Dự đoán xu hướng du lịch 2025 của Booking.com. Điều này cho thấy du khách Việt Nam có xu hướng dành thời gian ý nghĩa bên người thân.

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

Xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) có 9 thôn với hơn 1.400 hộ dân sinh sống. Nơi đây tập trung chủ yếu các thành phần dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Kinh, trong đó 95% là người Mông. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ cùng bản sắc văn hóa được gìn giữ, Mường Hoa thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Tỉnh Lào Cai quan tâm đầu tư xây dựng đô thị Bảo Hà (Bảo Yên) với hạ tầng cơ sở đáp ứng phát triển du lịch. Đặc biệt, mới đây tỉnh đã điều chỉnh chương trình phát triển đô thị này đến năm 2030 để mở rộng và kết nối du lịch tâm linh liên vùng.

Sa Pa lãng mạn trong sắc hoa tầm xuân.

[Ảnh] Sa Pa dịu dàng sắc hoa tầm xuân

Sa Pa được thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ, trong lành, là thiên đường của các loài hoa đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, có lẽ loài hoa dễ trồng, dễ chăm sóc nhất ở nơi đây chính là tầm xuân (hồng leo). Mùa này, bất cứ nơi đâu hay bất cứ con đường nào ở Sa Pa cũng rực rỡ sắc hoa tầm xuân. Hoa tầm xuân góp phần làm đẹp cảnh quan Khu du lịch quốc gia Sa Pa, đồng thời tạo điểm nhấn thu hút du khách.

fb yt zl tw