Điều tiết cung tiền phù hợp ngay từ đầu năm để giảm áp lực lạm phát

Để đạt được mục tiêu CPI tăng khoảng 4,5% để hỗ trợ mức tăng trưởng kinh tế 8-10%, yêu cầu đặt ra đối với công tác điều hành vĩ mô là phải rất chặt chẽ ngay từ đầu năm.

Năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng 3,63% so với năm 2023, dưới mức mục tiêu đề ra và tiếp tục duy trì thành công chuỗi 10 năm liên tiếp kiểm soát lạm phát dưới 4%.

Mặc dù đạt được kết quả tích cực trong năm 2024, việc kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý trong năm 2025 đang được coi là một thách thức lớn (Ảnh minh họa).
Mặc dù đạt được kết quả tích cực trong năm 2024, việc kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý trong năm 2025 đang được coi là một thách thức lớn (Ảnh minh họa).

Mặc dù đạt được kết quả tích cực trong năm 2024, việc kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý trong năm 2025 đang được coi là một thách thức lớn, đặc biệt khi mục tiêu CPI tăng khoảng 4,5% để hỗ trợ mức tăng trưởng kinh tế 8-10%.

Để đạt được mục tiêu CPI tăng khoảng 4,5% để hỗ trợ mức tăng trưởng kinh tế 8-10%, yêu cầu đặt ra đối với công tác điều hành vĩ mô là phải rất chặt chẽ ngay từ đầu năm.

Các yếu tố tạo áp lực lên chỉ số lạm phát

Theo nhận định của chuyên gia, TS Tài chính ngân hàng, Phó Viện trưởng Viện hoạch định chiến lược thị trường VNU- Nguyễn Hương Lan, trong suốt giai đoạn 2015-2024, lạm phát trung bình của Việt Nam chỉ ở khoảng 2,8% mỗi năm, thấp hơn nhiều so với mức 10,2% của giai đoạn 2005-2014. Điều này phản ánh sự ổn định trong công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá và kiểm soát cung tiền. Trong đó, năm 2015 là năm lạm phát thấp kỷ lục, chỉ 0,6%, nhờ vào sự giảm mạnh của giá dầu, và năm 2021 ghi nhận mức lạm phát chỉ 1,8% do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.

Có ba yếu tố chính giúp Việt Nam kiểm soát lạm phát trong 10 năm qua đó là kiểm soát cung tiền, lãi suất thực dương và tỷ giá ổn định. Cụ thể, tốc độ tăng cung tiền trong giai đoạn 2014-2023 chỉ đạt 13,8%, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 27,1% trong giai đoạn 2004-2013. Trong suốt giai đoạn này, lãi suất thực luôn duy trì ở mức dương với mức trung bình 3,7%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn 12 tháng, giúp hạn chế sự gia tăng của lạm phát. Tỷ giá USD/VND cũng được giữ ổn định hơn so với giai đoạn trước, từ mức giảm 2,9%/năm trong giai đoạn 2004-2014 xuống còn 1,6%/năm trong giai đoạn 2014-2024.

Chính sự kết hợp giữa ba yếu tố này đã giúp ổn định giá cả và kiểm soát lạm phát một cách hiệu quả.

“Mặc dù có những thành công trong việc kiểm soát lạm phát trong năm 2024, theo các số liệu đã được thống kê của năm 2024 thì dự kiến năm 2025 sẽ đối mặt với một số yếu tố có thể gây áp lực lên CPI đó là tỷ giá và biến động tiền tệ, kinh tế thế giới và giá dầu, tăng trưởng và giá nguyên liệu đầu vào, giá hàng hoá trong nước.

Theo đó, tỷ giá USD/VND sẽ tiếp tục là một yếu tố không ổn định trong năm 2025. Biến động tỷ giá và áp lực từ sự gia tăng giá trị đồng USD có thể làm gia tăng chi phí nhập khẩu và tạo sức ép lên giá cả trong nước; Dự báo nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng ổn định trong năm 2025 với mức tăng trưởng khoảng 3,2%. Tuy nhiên, biến động giá dầu và nguyên vật liệu đầu vào có thể ảnh hưởng đến chi phí sản xuất trong nước, làm tăng giá hàng hóa tiêu dùng; sự phục hồi của các nền kinh tế lớn có thể tác động đến giá cả nguyên vật liệu, dẫn đến áp lực lên chi phí sản xuất. Ngoài ra, các yếu tố như tranh chấp thương mại và bất ổn chính trị có thể làm đứt gãy chuỗi cung ứng, làm tăng chi phí sản xuất toàn cầu; một số mặt hàng, như vật liệu xây dựng và năng lượng, có thể chịu áp lực tăng giá trong năm 2025. Đặc biệt, giá xăng dầu và các mặt hàng thiết yếu có thể tiếp tục diễn biến khó lường do các yếu tố ảnh hưởng từ OPEC+ và các nhà sản xuất dầu lớn”- chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Anh Thi, Giám đốc Viện phát triển doanh nghiệp Apec phân tích.

Giải pháp kiểm soát lạm phát cần thực hiện đồng bộ

Cải thiện công tác điều hành giá, ứng phó với các yếu tố bên ngoài là một trong những giải pháp được chuyên gia đề xuất để điều hành lạm phát 2025 (Ảnh minh họa).
Cải thiện công tác điều hành giá, ứng phó với các yếu tố bên ngoài là một trong những giải pháp được chuyên gia đề xuất để điều hành lạm phát 2025 (Ảnh minh họa).

Để kiểm soát lạm phát năm 2025, chuyên gia Nguyễn Anh Thi đề xuất thực hiện một số giải pháp đồng bộ, bao gồm: Tiếp tục kiểm soát cung tiền và chính sách tiền tệ hợp lý, quản lý tỷ giá và dự trữ ngoại hối, ứng phó với giá dầu và nguyên vật liệu, cải thiện công tác điều hành giá, ứng phó với các yếu tố bên ngoài. Cụ thể, ngân hàng Nhà nước cần duy trì chính sách tiền tệ ổn định, điều tiết cung tiền phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế. Cần tránh tình trạng tăng cung tiền quá mức, gây áp lực lên giá cả. Việt Nam cần tiếp tục duy trì tỷ giá ổn định và tăng cường dự trữ ngoại hối để có thể ứng phó linh hoạt với biến động tỷ giá và tình hình tài chính quốc tế.

Cần theo dõi sát sao tình hình giá dầu và các nguyên vật liệu đầu vào, đồng thời thực hiện các biện pháp tăng cường sản xuất trong nước để giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Các chính sách hỗ trợ thuế và ưu đãi cho ngành sản xuất trong nước cũng cần được xem xét để giảm chi phí đầu vào. Cần nâng cao khả năng dự báo và quản lý giá các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là năng lượng, lương thực và thực phẩm. Đồng thời, các biện pháp kiềm chế tăng giá, như kiểm soát giá dịch vụ và các mặt hàng do Nhà nước quản lý, cần được triển khai hiệu quả.

“Để giảm thiểu tác động từ những biến động toàn cầu lên chỉ số lạm phát, Việt Nam cần tăng cường đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực sản xuất và tăng cường các biện pháp bảo vệ thị trường trong nước”- TS Nguyễn Hương Lan đề xuất thêm.

“Dù lạm phát trong năm 2024 đã được kiểm soát ở mức thấp, năm 2025 sẽ tiếp tục là một thử thách lớn đối với công tác điều hành vĩ mô. Để đảm bảo lạm phát nằm trong tầm kiểm soát, ngay từ đầu năm, các cơ quan quản lý phải duy trì các chính sách tiền tệ ổn định, kiểm soát tỷ giá, và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Việc điều chỉnh linh hoạt và kịp thời các biện pháp vĩ mô sẽ giúp ổn định giá cả, bảo vệ sức mua của người dân, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững”- TS Nguyễn Hương Lan nhấn mạnh.

daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của tỉnh làm việc với huyện Văn Bàn

Đoàn công tác của tỉnh làm việc với huyện Văn Bàn

Chiều 19/3, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai làm trưởng đoàn đã làm việc với lãnh đạo huyện Văn Bàn, đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian qua và triển khai nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong chăn nuôi lợn

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong chăn nuôi lợn

Chiều 19/3, tại TP Hồ Chí Minh, diễn đàn “Đổi mới ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc - Việt Nam” đã diễn ra với sự góp mặt của các chuyên gia hàng đầu từ hai quốc gia. Sự kiện tập trung thảo luận về việc ứng dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (AI) trong chăn nuôi lợn, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi tại cả Việt Nam và Trung Quốc.

Khắc phục lan can đá hỏng tại đường An Dương Vương, nhà thầu thi công phải chịu 100% kinh phí

Khắc phục lan can đá hỏng tại đường An Dương Vương, nhà thầu thi công phải chịu 100% kinh phí

Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố Lào Cai vừa có báo cáo về việc thực hiện thi công sửa chữa, khắc phục hệ thống lan can đá tại đường An Dương Vương thuộc bờ hữu sông Hồng, thành phố Lào Cai do bị đổ và hư hỏng sau ảnh hưởng của bão số 3. Báo cáo nêu rõ, toàn bộ phần kinh phí sửa chữa, khắc phục làm lại hệ thống lan can đá, các nhà thầu chi trả 100%.

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.

Hải Phòng đẩy nhanh tiến độ Dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Hải Phòng đẩy nhanh tiến độ Dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, phấn đấu hoàn thành trước tháng 6/2026 để kịp thời triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, đoạn qua địa bàn thành phố.

Tập trung thực hiện giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng

Tập trung thực hiện giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng

Để chủ động triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, Công an tỉnh Lào Cai đã có văn bản đề nghị thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chỉ đạo triển khai, thực hiện.

'Kế hoạch đặc biệt' kích thích tiêu dùng của Trung Quốc

'Kế hoạch đặc biệt' kích thích tiêu dùng của Trung Quốc

Trung Quốc vừa công bố kế hoạch triển khai các sáng kiến đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tập trung khai thác nhu cầu nội địa để làm động lực chính cho tăng trưởng và đối phó với những tác động kinh tế từ chính sách thuế quan mạnh tay của Tổng thống Mỹ Donald Trump.  

fb yt zl tw