Điện lực Lào Cai đẩy mạnh chuyển đổi số

Thời gian vừa qua, Công ty Điện lực Lào Cai đã thực hiện các chỉ tiêu thanh toán không dùng tiền mặt và đạt kết quả cao. Tỷ lệ tiền thanh toán điện tử trên tổng số tiền khách hàng phải thanh toán đạt 97,05% so với kế hoạch năm 2023. Đến nay toàn tỉnh có 160.710 khách hàng (chiếm 77.36% tổng số khách hàng) thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt.

Trong đó, thanh toán qua hệ thống ngân hàng là 78.376 khách hàng, thanh toán qua các tổ chức trung gian là 82.334 khách hàng. Kết quả này cho thấy, các hình thức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt ngày càng được khách hàng ủng hộ.

Năm 2023, Công ty Điện lực Lào Cai đặt mục tiêu nâng tỷ lệ khách hàng sử dụng điện thanh toán không dùng tiền mặt lên 79,71%, trong đó chú trọng nâng cao số lượng khách hàng đăng ký sử dụng hình thức thanh toán tự động qua tài khoản ngân hàng.

Nhân viên Điện lực Văn Bàn hướng dẫn khách hàng sử dụng App EVNNPC CSKH..jpg
Nhân viên Điện lực Văn Bàn hướng dẫn khách hàng sử dụng App EVNNPC CSKH.

Tại điện lực Văn Bàn, đơn vị tăng cường cung cấp tới khách hàng các chức năng, tiện ích từ công tơ điện tử đọc dữ liệu từ xa. Cụ thể, dữ liệu từ công tơ điện tử được thu thập hằng ngày và đưa lên website CSKH/ứng dụng chăm sóc khách hàng. Đối với thông báo tiền điện, hóa đơn tiền điện, Điện lực Văn Bàn gửi thông tin đến khách hàng qua E-mail/Zalo/ứng dụng chăm sóc khách hàng để khách hàng xem được các thông tin điện năng sử dụng tháng trước và cùng kỳ năm trước, qua đó khách hàng có thể chủ động theo dõi chỉ số điện tiêu thụ hằng ngày một cách minh bạch, dễ dàng.

Điện lực Bắc Hà cũng triển khai các giải pháp đẩy mạnh dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tới khách hàng trên địa bàn, đặc biệt là các xã ở vùng sâu, vùng xa mà việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Nhằm tạo điều kiện và hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng trong việc đăng ký sử dụng dịch vụ, Điện lực Bắc Hà đã làm việc với ngân hàng, cung cấp sẵn các biểu mẫu đăng ký cần thiết. Trong quá trình giới thiệu, tuyên truyền, nếu khách hàng có nhu cầu đăng ký, nhân viên Điện lực huyện sẽ trực tiếp hướng dẫn và tiếp nhận đăng ký tại chỗ, sau đó chuyển cho các ngân hàng kiểm tra và tiến hành trích thu tiền điện tự động từ tài khoản của khách hàng.

Tra cứu sản lượng điện tiêu thu trên ứng dụng..png
Tra cứu sản lượng điện tiêu thụ trên ứng dụng.

Bên cạnh cung cấp dịch vụ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt trên các app chăm sóc khách hàng, website chăm sóc khách hàng, Cổng dịch vụ công quốc gia, Công ty Điện lực Lào Cai cũng hợp tác với các ngân hàng và tổ chức trung gian giúp khách hàng có nhiều lựa chọn, dễ dàng trong thanh toán tiền điện trực tuyến như thanh toán qua tài khoản ngân hàng, qua các ví điện tử, thanh toán với mã QR. Trong đó, đối với bưu điện, Viettel Pay đã mở rộng địa bàn chuyển đổi hình thức thu, hướng đến việc giao khoán gọn theo địa bàn để bưu điện chủ động đốc thu và thu róc trong phạm vi kỳ thu 7 ngày từ ngày phát hành hóa đơn.

Đối với các hệ thống ngân hàng, đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) đã xem xét giải pháp mở tài khoản miễn phí cho các hộ nông dân đang vay vốn phát triển sản xuất để trả tiền gốc, lãi hằng tháng, nộp tiền điện và trích nợ tự động. Bên cạnh đó, công ty cũng đang tính đến phương án nâng phí thu hộ thống nhất với các đối tác mức giá điều chỉnh phù hợp, có ràng buộc tỷ lệ hoàn thành kế hoạch đốc thu, đảm bảo an toàn, qua đó nâng cao chất lượng quản trị dòng tiền.

Đại diện Công ty Điện lực Lào Cai cho biết, để khuyến khích khách hàng sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, đơn vị sẽ tiếp tục phát triển những phương thức thanh toán điện tử mới, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, tăng cường hợp tác, trao đổi và học tập kinh nghiệm của các đối tác để hoàn chỉnh hạ tầng thanh toán. Ngoài ra, Công ty Điện lực Lào Cai sẽ tiếp tục phối hợp với các ngân hàng và tổ chức trung gian đưa ra những chính sách ưu đãi như miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán… để khuyến khích và tạo lập thói quen đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảng xếp hạng của RRC trong hạng mục DocVQA 6/2025.

CMC đạt tốp 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Mô hình CATI-VLM (Visual Document Understanding) do Viện Ứng dụng công nghệ CMC(CMC ATI) phát triển đã vượt qua nhiều đối thủ quốc tế đạt tốp 12 thế giới và tốp 1 Việt Nam trong bảng xếp hạng vừa được Robust Reading Competition (RRC) công bố tháng 6/2025 tại hạng mục Document Visual Question Answering (DocVQA)

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí trong Ban Chỉ đạo ấn nút khai trương ra mắt hệ thống 3 nền tảng số phục vụ giám sát triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW.

Tập trung cao độ, hành động quyết liệt 8 vấn đề về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương chủ trì hội nghị.

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh, đến thời điểm hiện tại, 96,5% dân số trên địa bàn tỉnh đã được quản lý sức khỏe điện tử, vượt xa mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 220/KH-UBND ngày 26/4/2023 về chuyển đổi số ngành y tế giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

fb yt zl tw