Dịch văn học Việt Nam ra nước ngoài: Tín hiệu lạc quan từ dịch giả trẻ

Bức tranh văn học Việt Nam được giới thiệu ra nước ngoài tới nay ra sao? Có phải trên bản đồ văn học thế giới, văn học Việt chỉ là một cái chấm nhỏ nhoi, mờ nhạt, quanh quẩn với những điều cũ kỹ thời hậu chiến, hay đang có những tín hiệu tích cực?

Ấn bản tiếng Anh các tác phẩm mới được dịch của Bảo Ninh, Thuận, Nguyễn Nhật Ánh

Phải làm gì để văn học Việt Nam hiện diện đa sắc hơn trên quốc tế ngoài đề án quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài mà Hội Nhà văn Việt Nam đang ấp ủ? Tuổi Trẻ đi tìm câu trả lời từ những chuyên gia.

Bị động trong quảng bá văn học Việt

Phác họa khuôn mặt văn học Việt Nam được giới thiệu ở nước ngoài lâu nay, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nói văn học Việt Nam trước đây được giới thiệu ra nước ngoài là nằm trong chính sách ngoại giao thời chiến, nặng về mặt chính trị - tư tưởng, dùng tác phẩm văn học như một công cụ tuyên truyền, vận động cộng đồng quốc tế ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, chủ yếu ở các nước xã hội chủ nghĩa.

Ngoài ra, văn học cổ điển như Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương, thơ thiền thời Lý Trần đã được dịch.

Văn học hiện đại có Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận... Sau đổi mới có Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Dương Hướng, Nguyễn Khắc Trường, Lê Minh Khuê, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Quang Thân... Gần đây có Mai Văn Phấn rất nỗ lực tự tìm người dịch giới thiệu thơ của mình ra nhiều thứ tiếng.

Tuy nhiên, nhìn chung theo ông Nguyên, văn học Việt Nam quảng bá ở nước ngoài vẫn ở tình trạng bị động, ăn đong, chưa được dịch và giới thiệu một cách hệ thống, đầy đủ.

Dịch giả Lê Quang cho biết, nếu vào một hiệu sách lớn ở Đức sẽ thấy một tủ văn học Trung Quốc, một tủ văn học tiếng Anh. Việt Nam có một góc khiêm tốn, với độ 10 cuốn và đều là sách hướng dẫn du lịch, mấy năm nay thêm hai cuốn nấu ăn. Ông Lê Quang chưa thấy một cuốn tiểu thuyết nào của Việt Nam trên giá sách của hiệu sách ở Đức, nếu muốn mua thì phải mua qua mạng.

Nhà phê bình Phạm Xuân Thạch (Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội) cũng có chung nhận định về sự manh mún của bức tranh văn học Việt Nam được giới thiệu ở nước ngoài. Do không có chương trình tổng thể mang tính quốc gia, phụ thuộc vào tài trợ của nước ngoài và quan hệ của dịch giả nên việc dịch văn học rất nhỏ giọt.

Thế hệ dịch giả trẻ đang đi đúng hướng?

Tuy nhiên, tiến sĩ Trần Ngọc Hiếu (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) lại có cái nhìn lạc quan hơn khi nhìn thấy những tín hiệu bài bản gần đây từ một lứa dịch giả trẻ, dù thừa nhận văn học tiếng Việt đương đại chưa thật sự thành cái tên gây hấp lực cho đội ngũ dịch giả quốc tế.

Thực hiện khảo sát xem thế giới nghiên cứu gì về văn học Việt Nam, ông Hiếu nhận thấy bạn bè quốc tế mới dừng lại ở những gương mặt văn học Việt Nam thời đổi mới, chưa biết nhiều đến Việt Nam mà không dính dáng đến chiến tranh. Một Việt Nam đối mặt với áp lực toàn cầu hóa chưa được quan tâm mà không hẳn do văn học Việt Nam chưa có thành tựu.

Thời điểm hiện tại, có thể nói di sản chiến tranh vẫn định hình bộ mặt Việt Nam đương đại nhưng văn học Việt Nam đương đại rộng hơn thế. Và một lứa các dịch giả trẻ trong nước đã bắt đầu những bước đi đầu tiên, dịch/giới thiệu những tiếng nói khác ngoài đề tài chiến tranh, hậu chiến.

Mới đây, dịch giả trẻ Nguyễn An Lý dịch China Town của nhà văn Thuận sang tiếng Anh và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ bạn đọc cũng như giới phê bình. Ông Hiếu cho biết một nhà nghiên cứu Singapore, bạn ông, bày tỏ rất thích Thuận. Tiểu thuyết của Thuận có khám phá về hình thức, tương ứng với mặt bằng mỹ cảm của tiểu thuyết hậu hiện đại thế giới.

Dịch giả Hà Mạnh Quân cũng vừa dịch một tập truyện ngắn của Bảo Ninh - Hà Nội lúc không giờ, được một nhà xuất bản đại học của phương Tây (Đại học Công nghệ Texas) in, một bảo chứng về uy tín.

Hay nỗ lực của dịch giả Phạm Phương Chi (Viện Văn học) khi dịch một tập truyện ngắn văn học sinh thái với những tác phẩm rất đặc biệt như Kiến và người của tác giả Trần Duy Phiên, cho bạn đọc quốc tế hiểu người Việt có trải nghiệm rất độc đáo về loài vật. Rồi Nhã Thuyên dịch Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh...

Những tác phẩm này khi được giới thiệu ra thế giới cho thấy văn học Việt Nam có tiếng nói rất riêng về những chủ đề toàn cầu, dù địa vị của văn hóa Việt nói chung khiến nó không được hút vào những tâm điểm thảo luận.

Dịch phải đi kèm giới thiệu, phê bình

Góp ý về giải pháp giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài có hệ thống, bài bản và hiệu quả hơn, ông Thạch nói đề án quảng bá văn học Việt ra nước ngoài mang tầm quốc gia là cần thiết. Nhưng phải làm thế nào để đề án đừng biến thành việc của một vài vị rồi chen vào đó những quan hệ thân hữu. Cần phải đa phương hóa thành phần tham gia vào đề án này.

Để biết cần dịch giới thiệu những tác giả và tác phẩm nào, Hội Nhà văn Việt Nam cần có điều tra cơ bản về dịch văn học ra nước ngoài lâu nay, xây dựng cơ sở dữ liệu, viết văn học sử giản ước.

Ông Nguyên cũng đồng tình rằng cần một cuộc tổng kiểm kê đánh giá lại việc dịch văn học Việt Nam. Và phải tổ chức lựa chọn, giới thiệu và dịch thuật thế nào để bức tranh văn học Việt Nam thời mới hiện ra trước mắt người đọc nước ngoài được phong phú, đa dạng, phản chiếu đúng diện mạo như nó có. Còn ở thời điểm này, theo ông, cần nên tập trung giới thiệu văn học đương đại.

Một việc nữa, theo ông Thạch, là dịch phải đi kèm với giới thiệu, nếu không sẽ không hiệu quả. Phải có ngày văn học Việt Nam ở nước ngoài. Ông Hiếu cũng đồng tình quan điểm này. Ông góp ý kiến, với các quỹ của Nhà nước trước hết nên dành đầu tư cho các hội thảo thúc đẩy nghề nghiệp, mời các dịch giả đến giao lưu, trao đổi nghề nghiệp, thúc đẩy quan hệ, xây dựng mạng lưới. Có như vậy khi dịch tác phẩm của mình thì đã có hệ sinh thái để nó không bị mất hút.

"Dịch thôi chưa đủ, phải để cho văn học Việt Nam có đời sống thật sự trên thế giới chứ không phải cuốn sách xếp chồng trong thư viện. Nó phải có rơi vào hoạt động phê bình, nghiên cứu. Lúc đó mới thấy văn học Việt Nam ra thế giới", ông Hiếu nói.

Ông Hiếu đồng tình nên giới thiệu đa sắc bộ mặt văn học Việt đương đại, nhưng đồng thời cần tích cực dịch cả tác phẩm kinh điển. Vì khi các giá trị quá khứ của văn học Việt Nam được ghi nhận như một điển phạm của văn học thế giới, đó là lúc người ta quan tâm hơn về văn học Việt Nam. Các kinh điển đó sẽ trở thành hệ quy chiếu để hiểu văn học đương đại.

Những tiếng nói khác ngoài văn học hậu chiến

Tiến sĩ Trần Ngọc Hiếu nhận định: "Bức tranh văn học Việt Nam ra thế giới thời kỳ này không đến nỗi phải kêu gào manh mún. Những trường hợp như dịch giới thiệu tác phẩm của Thuận chưa nhiều nhưng đang bắt đầu đi đúng lộ trình, bắt đầu có những tiếng nói khác ngoài văn học hậu chiến.

Thế giới bây giờ sẽ quan tâm tới văn học Việt Nam ở những tác phẩm có sự hấp dẫn về lối viết, chứ không phải quá khứ chiến tranh. Lứa dịch giả mới có thể đưa văn học Việt Nam ra thế giới những gì đáng đưa, cái gì đó mà độc giả quốc tế có thể thưởng thức nó như là một thứ có tính thẩm mỹ".

Báo Tuổi trẻnull

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

fbytzltw