Đi trong mây mù Sa Pa

Bạn đã có một lần nào sống trọn cả ngày trong sương mù, để đôi khi nghĩ đến chuyện trong Tây Du Ký, cảnh thần tiên trong mây, và bạn cũng đang ở trong mây như thế?

Những ngày cuối năm, Sa Pa chẳng có những ruộng lúa óng vàng, mà chỉ có mây mù cùng những cơn mưa vu vơ, ném xuống nơi này một cảm giác lãng mạn. Chuyến tàu từ ga Hà Nội lên Lào Cao khởi hành lúc 20 giờ rất đông khách, có nhiều du khách là người nước ngoài. Họ thường mang phía sau lưng mình một chiếc ba lô rất nặng, trong đó có đủ vật dụng cần thiết cho chuyến đi. Chuyến tàu đông kín người, và tất cả cùng đến một điểm là Sa Pa.

Sa Pa rất quen với tôi, những cuộc hành trình ghé qua, chạm gặp những con đường nhỏ mà hai chiếc xe chạy ngược chiều phải khéo léo mới tránh được nhau. Sa Pa có những con đường đều hướng về nhà thờ Sa Pa, hướng về quảng trường đôi khi chỉ để ngồi ở những ghế đá ngắm nhìn đất trời. Tôi cũng đã đến Sa Pa vào mùa lúa chín, cả thung lũng Mường Hoa vàng óng màu vàng, lấp lóa nơi xa là những cột khói tỏa nhà ai đốt rơm rạ. Tôi đã đi bộ theo những người khách nước ngoài, cứ đi trên con đường dài cả 10 cây số để đến Tả Van, Lao Chải… Đi mà không biết mệt, vì bên cạnh con đường là những thửa ruộng bậc thang nhuộm vàng khiến cho tầm mắt mải mê nhìn ngắm mà quên đi khoảng đường xa.

Đi trong mây mù Sa Pa ảnh 1

Đi trong mây mù Sa Pa.

Lại nhớ hơn 15 năm trước, lần đầu tiên đến Sa Pa vào tháng 12. Đó là những ngày mưa tỉ tê, đó là những con đường rất nhỏ. Và, có thể nói vào thời gian đó Sa Pa vẫn còn hồn nhiên với hình ảnh những người dân tộc bày bán hàng hóa trên mọi nẻo đường, chưa mở nhiều nhà hàng và chưa có xe tuk tuk. Khi ấy, muốn đi đâu đó chủ yếu là kêu xe ôm hoặc thuê hẳn một chiếc xe gắn máy, rồi chạy đến nơi mình muốn đến. Đó là khởi đầu của tuyến cáp treo Phanxipăng, là điểm nhấn để sau này du khách chọn Sa Pa là điểm đến. Sa Pa bây giờ thay đổi diện mạo với nhiều con đường mới mở ra, những con đường được lót đá bền vững đẹp chẳng thua gì những con đường ở Hàn Quốc. Sa Pa nghĩ ra cách thu hút khách với nhiều đặc sản như bánh hạt dẻ, thịt trâu gác bếp. Sa Pa với các nhà hàng bán các món nướng, cơm lam, gà đen, cá hồi, cá tầm… Để ngồi ở những tầng cao, ngắm nhìn phố.

Bây giờ là cuối năm, Sa Pa có khi hạ nhiệt độ xuống chừng 8 độ. Sa Pa với lượng khách tìm đến, đôi khi chỉ đẫm mình trong buốt lạnh, chỉ để ủ tay bên bình trà nóng hay ngồi bên nồi lẩu nóng. Những quán cà-phê luôn có tầm cao để nhìn xuống thung lũng Mường hoa, hay nhìn xuống con phố Cầu Mây, phố Mường Hoa…, nói chung là phải nhìn thấy phố. Ngoài quán ăn, Sa Pa bây giờ có rất nhiều điểm massage chân hoặc tắm thuốc người Dao đỏ. Sa Pa bây giờ cũng có quá nhiều các em bé dân tộc bám theo khách để bán những món hàng rẻ tiền. Có những người đi theo khách, và họ hỏi những câu quen thuộc: "Anh/chị ở nơi nào đến?- Anh/ chị có mấy con", và khen khách trẻ đẹp, dễ thương. Cái cảm giác như những người đi theo bán hàng ấy đã được đào tạo một khóa bán hàng.

Và bây giờ Sa Pa ướp trong sương mù. Tôi đã từng đi trong sương mù trên đèo Khánh Lê ở cung đường Đà Lạt- Nha Trang. Đã từng ngợp trong sương mù vào buổi sáng ở Mộc Châu, và đã từng tận hưởng sương mù trên đỉnh Lang Biang; nhưng đây là lần đầu với Sa Pa, dường như tôi "trôi" trong sương mù.

Sương mù ngập tràn các con phố, từ cửa sổ khách sạn nhìn ra, chỉ thấy sương mù. Khoác chiếc áo lạnh, ra phố, những con đường cứ mờ ảo trong sương. Sương mù tạo cho du khách cảm giác vui đến lạ, cứ thế mà ra đường, cứ thế mà đi trong sương. Những con dốc ảo mờ, ngay cả quảng trường cũng chỉ thấy mù sương, để có cảm giác như mọi cảnh vật bị đẫm chìm trong màu trắng của sương. Có những người tìm chiếc ghế đá ngồi xòe tay đón sương trôi, có người phà hơi và hơi thở cũng đã thành khói. Cả một ngày, thành phố trộn trong sương mù như thế.

Trong những cuộc hành trình đi đến những nơi chốn lạ của chúng ta, có những ngày bỗng dưng huyễn hoặc cùng sương mù Sa Pa, là những ngày rất lạ.

cand.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa những giá trị đặc sắc, tiêu biểu của các Bảo vật quốc gia

Lan tỏa những giá trị đặc sắc, tiêu biểu của các Bảo vật quốc gia

Tính đến ngày 18/1/2024, Việt Nam có 294 hiện vật và nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia, qua 12 đợt ký duyệt kể từ năm 2012. 294 bảo vật quốc gia này hết sức đặc biệt, là những “hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học”.

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan Truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến 3/8/2024, tại Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên Liên hoan truyền hình toàn quân được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên - Thủ đô “Gió ngàn”, “Thủ đô kháng chiến” với nhiều dấu ấn và di tích lịch sử, văn hóa, quân sự gắn với lịch sử dân tộc và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

"Đôi bờ giới tuyến (1954 - 1967)" tái hiện các diễn biến nổi bật tại đôi bờ Hiền Lương - Vĩ tuyến 17 từ lúc đất nước bị chia cắt tạm thời (từ tháng 7/1954) đến lúc giải phóng hoàn toàn, chính thức xóa bỏ đường ranh giới chia cắt đất nước (năm 1967).

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ X, chèo là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến tại vùng Bắc Bộ. Nội dung các vở chèo được được người nghệ nhân sáng tạo từ những câu chuyện dân gian, truyền thuyết và các bài học đạo đức. Loại hình sân khấu giàu tính dân tộc này là một phương tiện quan trọng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Sáng 19/7, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), Liên chi hội nhà báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu, Tọa đàm tri ân các nhà báo liệt sĩ với chủ đề “Màu ký ức”.

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

Từ ngày 16 - 18/7, tức ngày Ngọ đầu tiên (ngày con ngựa) của tháng 6 âm lịch, những gia đình người Hà Nhì trong các thôn, bản ở các xã Y Tý, A Lù, Nậm Pung, Trịnh Tường (huyện Bát Xát) lại rộn ràng chuẩn bị các lễ vật thực hiện nghi lễ cúng thần trong Lễ hội Khô Già Già. Đây là lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì mang giá trị lâu đời về tín ngưỡng và văn hóa.

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình” do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức tối 19/7 tại Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sẽ đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.

fb yt zl tw