[Ảnh] Phụ nữ Dao xã Xuân Thượng giữ nghề thêu truyền thống
Bản 1 Thâu, xã Xuân Thượng (huyện Bảo Yên) với 100% người Dao sinh sống, trong đó có 41 hội viên phụ nữ. Phụ nữ người Dao bản 1 Thâu luôn chú trọng gìn giữ nghề thêu truyền thống tạo ra những trang phục rực rỡ sắc màu. Được thụ hưởng hỗ trợ từ chương trình mục tiêu quốc gia dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, lớp học thêu thổ cẩm được mở tại đây thu hút phụ nữ trong thôn tham gia, đồng thời góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ trong cộng đồng và xã hội.
Lào Cai: Phụ nữ dân tộc thiểu số phát huy di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch
Những năm qua, tỉnh Lào Cai đã xác định tập trung phát triển sản phẩm du lịch văn hóa gắn với du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng. Trong quá trình đó, phụ nữ vùng đồng dân tộc thiểu số đã thể hiện rõ vai trò trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập tại chỗ.
Người Mông Sa Pa vượt mưa, xuyên rừng hái chàm nhuộm vải
Cây chàm từ xa xưa đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Mông Sa Pa. Cộng đồng người Mông truyền tai nhau rằng "ở đâu có người Mông nơi đó có cây chàm" càng khẳng định vai trò quan trọng của loại cây này đối với mỗi thế hệ người Mông trên mảnh đất Sa Pa.
Rực rỡ sắc màu Triển lãm Biennale of Sydney - "Mười nghìn Mặt Trời"
Tại mọi nền văn hóa, Mặt Trời được tôn vinh như sự ấm áp, một nguồn ánh sáng mang lại sự sống, xua tan bóng tối và đây cũng là ý nghĩa của Triển lãm Biennale of Sydney - "Mười nghìn Mặt Trời".
Lụa tơ sen: Thăng hoa nghề dệt
Hà Nội đang triển khai dự án du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long. Theo đó, hai tuyến du lịch gồm: Trung tâm Hà Nội - Thanh Trì - Thường Tín - Phú Xuyên và tuyến Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức. Trên con đường di sản này, có một điểm dừng chân, đó là xưởng dệt của Nghệ nhân Ưu tú - “di sản sống” Phan Thị Thuận.
Sa Pa mùa làm lanh
Cùng với mùa đổ nước, mùa cấy, mùa gặt… đồng bào dân tộc Mông ở Sa Pa còn có thêm mùa thu hoạch cây lanh - nguyên liệu chính để làm nên những tấm vải nhuộm chàm, vẽ hoa văn sáp ong, thêu thổ cẩm. Từ bao đời nay, đồng bào Mông đã truyền nhau câu: “Ở đâu có cây lanh, ở đó có người Mông”, để nói về ý nghĩa, tầm quan trọng của cây lanh trong đời sống của họ. Cây lanh đã ăn sâu vào đời sống tín ngưỡng, tâm linh, trở thành biểu tượng văn hóa của đồng bào Mông.
Độc đáo làng nghề bản Cát Cát (Sa Pa)
Bản Cát Cát, ngôi làng cổ đẹp nhất vùng du lịch Sa Pa, luôn 'hớp hồn' du khách gần xa bởi khí hậu mát lành, cảnh đẹp bình yên cùng thiên nhiên bao la, đất trời cao rộng.
Phụ nữ người La Chí nhọc nhằn giữ nghề dệt
Trồng bông, xe sợi và dệt vải vốn là nghề gắn bó mật thiết trong đời sống của người La Chí ở Nậm Khánh, Bắc Hà, Lào Cai từ xa xưa. Thế nhưng hiện nay, nghề này đang đứng trước nguy cơ mai một khiến nhiều phụ nữ người La Chí phải gồng mình níu kéo để giữ nét đặc trưng văn hóa của dân tộc họ.
Phụ nữ Tây Bắc đưa "bản sắc văn hóa" thành "sản phẩm hàng hóa"' du lịch
Trong bối cảnh du lịch phát triển mạnh những năm gần đây ở vùng Tây Bắc, phụ nữ dân tộc thiểu số đã đưa những nét bản sắc văn hóa dân tộc, các sản phẩm thủ công trong đời sống thường nhật thành những món 'hàng hóa' độc đáo. Nhờ đó đã tạo thêm việc làm và thu nhập cho chị em.
Có một Sa Pa nguyên bản ở Mường Hoa
Khi những tia nắng đầu tiên ló rạng, từng lớp mây tan dần để lộ ra những núi đá đen lấp lánh mang một sức hút lạ kỳ. Đứng trên mỏm đá cao nhìn xuống, thung lũng Mường Hoa hiện ra như một bức tranh tuyệt đẹp. Đó là cảm nhận của nhiều du khách khi đến Hầu Chư Ngài - một thôn nhỏ của xã Mường Hoa.