Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Sa Pa mùa làm lanh

Sa Pa mùa làm lanh

Cùng với mùa đổ nước, mùa cấy, mùa gặt… đồng bào dân tộc Mông ở Sa Pa còn có thêm mùa thu hoạch cây lanh - nguyên liệu chính để làm nên những tấm vải nhuộm chàm, vẽ hoa văn sáp ong, thêu thổ cẩm. Từ bao đời nay, đồng bào Mông đã truyền nhau câu: “Ở đâu có cây lanh, ở đó có người Mông”, để nói về ý nghĩa, tầm quan trọng của cây lanh trong đời sống của họ. Cây lanh đã ăn sâu vào đời sống tín ngưỡng, tâm linh, trở thành biểu tượng văn hóa của đồng bào Mông.

1.jpg Trải qua lịch sử hình thành, phát triển và thăng trầm của cuộc sống, cho đến hôm nay, đồng bào Mông ở Sa Pa vẫn luôn duy trì nghề trồng lanh, dệt vải và nhuộm chàm, giữ gìn bản sắc văn hóa như báu vật thiêng liêng, song hành cùng cuộc đời của mỗi người Mông… Cây lanh thường được người Mông trồng trong vườn nhà hoặc trên nương đồi gần nhà.
thu lanh.jpg
Năm nào cũng vậy, cứ từ cuối tháng 6 trở đi cho đến tháng 8, trên khắp các bản làng của vùng cao Sa Pa, đồng bào dân tộc Mông vào mùa thu hoạch cây lanh.
a2.jpg
Sau khi thu cây lanh về, bà con bó thành từng bó, rồi dựng ở xung quanh nhà, chờ ngày nắng mới phơi lanh.
a3.jpg
Những ngày nắng ấm, bà con người Mông đem cây lanh ra phơi.
4.jpg
Những bó lanh đã được phơi gần khô.
94e05f0f161bc4459d0a.jpg
Thân cây lanh khi phơi đủ nắng, vừa độ dẻo dai của sợi lanh, bà con người Mông mới đem tước vỏ lanh thành từng sợi.
2.jpg
Sợi lanh được người Mông bó thành từng bó dài trước khi nối các sợi lanh lại với nhau thành cuộn.
3.jpg
Đến Sa Pa bất kể mùa nào, thường xuyên bắt gặp hình ảnh phụ nữ dân tộc Mông ngồi bên hiên nhà hay đi làm nương, đến chợ phiên đều mang theo lanh để nối sợi.
111.jpg
Ngày nay, đồng bào Mông ở Sa Pa vẫn duy trì nghề trồng cây lanh, se sợi và dệt vải lanh theo phương pháp thủ công truyền thống.
1.jpg
Sau khi sợi lanh đã được nối thành cuộn, người Mông ở Sa Pa dùng đá "giã" cho mềm sợi lanh, rồi qua công đoạn luộc cho sợi lanh trắng ra, sau đó mới đem dệt thành vải.
2437ab2c3638e466bd29.jpg
Nghề dệt vải lanh, nhuộm chàm, thêu thổ cẩm của dân tộc Mông ở Sa Pa - nét văn hóa truyền thống độc đáo đang được đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vinh danh di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; được tái hiện trong vở diễn thực cảnh The Mong show – Sa Pa lặng lẽ yêu.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đòn bẩy” du lịch mùa hè

“Đòn bẩy” du lịch mùa hè

Dịp nghỉ lễ năm nay kéo dài 5 ngày (từ 30/4 - 4/5). Tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai ước đạt 265.000 lượt, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2024; tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 905 tỷ đồng, tăng 6% so với kỳ nghỉ lễ năm 2024. Con số này là bước đệm để ngành du lịch tiếp tục đưa ra nhiều sản phẩm hấp dẫn, thú vị thu hút du khách, đặc biệt là trong dịp cao điểm du lịch mùa hè.

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Thay vì chỉ tham gia các hoạt động trải nghiệm “cho vui”, khách du lịch trải nghiệm có chiều sâu, học hỏi những kỹ năng, kiến thức cùng cư dân bản địa, cùng sáng tạo các sản phẩm với cư dân, nghệ sĩ, nghệ nhân địa phương. Du lịch sáng tạo tạo ra sức hút, động lực phát triển mới cho ngành du lịch và khẳng định bản sắc văn hóa của các địa phương. Đây vừa là xu hướng mới, vừa là giải pháp mà các địa phương cần triển khai, nhân rộng.

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Vườn Quốc gia Hoàng Liên nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ, ở độ cao 1.000 - 3.000m so với mực nước biển, thuộc địa phận thị xã Sa Pa (Lào Cai) và một phần của huyện Tân Uyên (Lai Châu). Đây là điểm đến nhất định phải có trong cẩm nang du lịch của du khách khi đến với Sa Pa.

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã ký ban hành kế hoạch số 2045/KH-BVHTTDL về kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hướng dẫn viên du lịch...

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

53% du khách Việt Nam có kế hoạch du lịch cùng gia đình, đó là thông tin theo dữ liệu từ Dự đoán xu hướng du lịch 2025 của Booking.com. Điều này cho thấy du khách Việt Nam có xu hướng dành thời gian ý nghĩa bên người thân.

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

Xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) có 9 thôn với hơn 1.400 hộ dân sinh sống. Nơi đây tập trung chủ yếu các thành phần dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Kinh, trong đó 95% là người Mông. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ cùng bản sắc văn hóa được gìn giữ, Mường Hoa thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Tỉnh Lào Cai quan tâm đầu tư xây dựng đô thị Bảo Hà (Bảo Yên) với hạ tầng cơ sở đáp ứng phát triển du lịch. Đặc biệt, mới đây tỉnh đã điều chỉnh chương trình phát triển đô thị này đến năm 2030 để mở rộng và kết nối du lịch tâm linh liên vùng.

fb yt zl tw