Độc đáo làng nghề bản Cát Cát (Sa Pa)

Bản Cát Cát, ngôi làng cổ đẹp nhất vùng du lịch Sa Pa, luôn 'hớp hồn' du khách gần xa bởi khí hậu mát lành, cảnh đẹp bình yên cùng thiên nhiên bao la, đất trời cao rộng.

Bản Cát Cát, xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai của người Mông nằm cách trung tâm Sa Pa chừng 2 km, người dân ở đây sống với nghề se lanh, dệt vải được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Hiện nay nơi đây là một làng nghề với nhiều màu sắc để du khách trải nghiệm, và tương lai không xa Cát Cát chắc chắn sẽ là điểm đến thú vị của du khách.

Để làm ra những tấm thổ cẩm theo cách truyền thống, họ phải trải qua những công đoạn công phu, cầu kỳ. Nguyên liệu chính làm ra vải là sợi cây lanh, có độ mềm và dai khi dệt thành vải có độ bền cao. Người Mông trồng cây lanh, khi cây lớn sẽ thu hoạch và bó thành đụn phơi cho đủ nắng gió. Khi lanh khô, họ mang về tước vỏ, khi tước phải giữ cho sợi lanh không bị đứt đoạn, hạn chế ít nhất các mối nối.

Để tạo một mối nối, họ phải tước vỏ lanh cùng một cỡ, trình tự hợp lý để nối vỏ lanh là nối ngọn với ngọn, gốc với gốc. Hai đầu đoạn vỏ lanh quấn xoắn vào nhau, se dọc theo chiều dài của vỏ. Nối được bao nhiêu họ lại quấn vào lòng bàn tay tạo thành cuộn. Nối sợi đòi hỏi sự khéo léo, bền bỉ, kỹ thuật chính xác của người làm, nâng đến tầm nghệ thuật chế tác.

Nhà truyền thống người dân tộc Mông bản Cát Cát.

Sau khi nối, vỏ lanh được ngâm nước, se thành sợi. Khi đó lanh vẫn có màu nâu nhạt của vỏ, người ta sẽ luộc sợi cùng tro của cây gỗ trai để tẩy trắng. Sau các công đoạn nối và se sợi bằng tay, người phụ nữ Mông lắp sợi cho vào guồng thu sợi. Từ đây, sợi lanh đã trở nên mịn màng hơn sợi lanh thô ban đầu để chuẩn bị bước vào công đoạn dệt vải.

Để tạo độ bền, đẹp cho sợi họ luộc sợi lanh cùng nước sôi pha sáp ong rồi đem đi ép hết nước và phơi lên một chiếc dàn phơi, gỡ những sợi lanh để không bị rối. Đến lúc này việc chế biến sợi nguyên liệu dệt đã hoàn thành, sợi được đưa vào khung dệt thành vải, sau đó thực hiện các công đoạn nhuộm màu, in hoa văn và chế tác trang phục truyền thống.

Khung dệt đơn sơ của người phụ nữ Mông ở bản Cát Cát, bao đời nay đã dệt nên những tấm thổ cẩm mộc mạc, bền, đẹp, chứa đựng sự tỉ mỉ, thuần thục người thợ trong mỗi nhịp dệt, phản ánh chân thực đời sống của đồng bào Mông nơi đây, bình dị, chất phác nhưng kiên định giữa núi rừng.

Khung dệt đơn sơ của người phụ nữ Mông ở bản Cát Cát, bao đời nay đã dệt nên những tấm thổ cẩm mộc mạc, bền, đẹp.

Nghề nhuộm chàm, tạo hoa văn trên thổ cẩm truyền thống ở bản Cát Cát là một nét độc đáo trong nghệ thuật chế tác trang phục thổ cẩm của người Mông. Để nhuộm mầu họ lấy lá cây chàm già từ rừng hoặc trồng trong nương về rửa sạch, ngâm trong nước từ 3 ngày đến 1 tuần rồi vò nát, tạo thành 1 thứ nước sóng sánh ánh sắc màu xanh lá.

Sau đó họ bỏ vôi bột vào khuấy kỹ, để lắng xuống đáy thùng rồi gạn hết nước, phần bột sánh dưới đáy giữ lại chính là cao chàm. Để có được màu chàm đậm, không dễ bạc màu, vải lanh sẽ được nhuộm nhiều lần. Chu trình nhuộm này có thể kéo dài đến hàng tháng trời. Thường thì người Mông sẽ nhuộm chàm và phơi khô vào những ngày nhiều nắng.

Kỹ thuật tạo hoa văn của người Mông cũng rất độc đáo, để tạo hoa văn trang trí trên thổ cẩm, họ đun nóng sáp ong rừng rồi dùng bút nhúng sáp nóng chảy vẽ trực tiếp lên vải. Phần dính sáp khi nhuộm sẽ không bám mầu tạo ra độ đậm nhạt trên sản phẩm. Cứ thế tùy theo nhu cầu sử dụng, họ sẽ thực hiện công việc này nhiều lần để tạo nên hoa văn với đường nét, họa tiết cách điệu khác nhau trên tấm vải thổ cẩm.

Hoa văn trên thổ cẩm Mông rất đa dạng với nhiều họa tiết cách điệu hình hoa cỏ, lá cây, muông thú. Mỗi hoa văn mang một ý nghĩa riêng, phản ánh tập tục sinh hoạt, đời sống của người Mông. Nổi bật như hoa văn hình tổ nhện, gửi gắm ước muốn người mẹ che nắng, mưa cho người con, ao ước các con của mình lớn lên khỏe mạnh, có thể sống trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt như con nhện. Hoa văn hình cối đá xay ngô, thể hiện sự cần cù lao động, che chở bao dung, gìn giữ cho gia đình được ấm no của người phụ nữ Mông.

 Các hoa văn được thêu, dệt trên những bộ quần áo của người H'Mong đều có những ý nghĩa riêng

Các hoa văn được thêu, dệt trên những bộ quần áo của người Mông đều có những ý nghĩa riêng

Họa tiết cây dương xỉ trên bộ váy áo thổ cẩm mặc khi đi làm dâu có ý nghĩa cầu mong hạnh phúc của hai vợ chồng trường tồn, vượt qua mọi khó khăn như cây dương xỉ. Hoa văn quả trám với bốn hình xoắn ốc với ý nghĩa “mâm cơm” bao hàm tình đoàn kết trong một gia đình hoặc cộng đồng… Về bố cục, hoa văn này kết hợp giữa hoa văn mâm cơm với mô típ xoắn ốc trên bốn cạnh của hình quả trám và hoa văn mặt cồng với mặt trời chính tâm và bốn cột tỏa ra bốn hướng, thuộc nhóm bố cục đối xứng thường có trên thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mông.

Những họa tiết dân gian đó phản ánh trí tưởng tượng phong phú và ước mơ trong sáng về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc của mỗi người Mông. Những nét độc đáo của se lanh, dệt vải ở Cát Cát đã làm nên sự độc đáo của người dân nơi đây, cũng là điểm được nhiều du khách trải nghiệm. Trong thời gian tới, để bản Cát Cát có thể định vị điểm đến cho du khách trong nước và quốc tế, rất cần sự quan tâm, đầu tư hơn nữa của ngành du lịch.

Nhà báo và Công luậnnull

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

fbytzltw