Đền Ông Hoàng Bảy - Dấu ấn lịch sử và điểm đến tâm linh

Vốn là một trong những mảnh đất mang nhiều dấu ấn lịch sử, tỉnh Lào Cai quy tụ nhiều ngôi đền cổ kính và thiêng liêng, thu hút hàng nghìn khách du lịch.

Đền Bảo Hà được công nhận là khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào ngày 05 tháng 04 năm 1997.

Ngôi đền này được xây dựng ngay dưới chân đồi Cấm, bên cạnh dòng sông Hồng chảy vào miền đất Việt, thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thành phố Lào Cai khoảng 60km về phía Nam.

Đền thờ "thần vệ quốc" ông Hoàng Bảy - Một trong những vị anh hùng miền sơn cước đánh giặc phương Bắc bảo vệ bờ cõi. Đây là một điểm đến hấp dẫn khách du lịch vì nhiều lý do, trong đó phần lớn du khách đến đây để thắp hương, niệm phật, cầu Ông phù hộ cho làm ăn được an khang, thịnh vượng.

Lễ hội đền Bảo Hà.
Lễ hội đền Bảo Hà.

Truyền thuyết kể rằng: Ông Hoàng Bảy hay thường gọi là Ông Bảy Bảo Hà, con đức vua cha. Theo lệnh vua, Ông giáng xuống phàm trần, trở thành con trai thứ bảy trong danh tộc họ Nguyễn. Vào cuối thời Lê, niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1786) khắp vùng Qui Hóa gồm Châu Thùy Vĩ và Châu Văn Bàn (thuộc Lào Cai bây giờ) bị giặc phương Bắc tràn sang cướp phá.

Trong tác phẩm "Hưng hóa xứ phong thổ tục" của tiến sĩ Hoàng Bình Chính viết năm 1778 ghi rõ: "Khắp vùng loạn lạc, cư dân điêu tàn, ruộng đát bỏ hoang...". Trước tình hình đó, triều đình cử danh tướng thứ bảy họ Nguyễn lên trấn thủ vùng biên ải, tiến dọc sông Hồng đánh đuổi quân xâm lăng, giải phóng Châu Văn Bàn, củng cố và xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn.

Ông làm thống lĩnh cho quân thủy, quân bộ tiến đánh Lào Cai, đuổi quân giặc sang vùng Vân Nam. Trong một trận chiến đấu không cân sức với quân xâm lược, vị tướng thứ bảy của triều đình nhà Nguyễn đã anh dũng hy sinh. Xác Ông trôi theo sông Hồng tới Bảo Hà thì dạt vào bờ. Nhân dân trong vùng ngậm ngùi đưa xác Ông lên chôn cất tại đây và xây dựng Đền thờ tưởng nhớ công tích vị anh hùng.

Đền thờ Ông được xây dựng trên ngọn núi Cấm, mặt hướng ra phía sông Hồng cuộn đỏ, đúng thế "tựa sơn đạp thủy" để "trấn yểm" cho vùng biên giới được bình yên, thịnh vượng.

Theo ông Phạm Văn Chiến, Trưởng Ban quản lý Đền Bảo Hà cho biết đó chỉ là truyền thuyết, không ai biết Ông Hoàng Bảy là ai, quê quán ở đâu cũng như năm sinh năm mất. Hiện nay trong Đền vẫn còn một bộ trống âm dương và một chuông đồng cổ với hoa văn rất tinh xảo. Theo ông Chiến, đó là hai bảo vật của đền, vừa mang tính tâm linh, vừa mang tính văn hóa lịch sử.

Hội chính Đền Bảo Hà được tổ chức vào ngày 17 tháng 07 âm lịch hàng năm, thu hút đông đảo khách trong và ngoài vùng đến dự. Trong lễ hội có tổ chức rước kiệu, tế thần, dâng hương tưởng niệm cùng các hoạt động văn hóa - thể thao khác. Ngoài những ngày lễ hội, ngày thường ( đặc biệt vào mùa xuân) khách thập phương trong cả nước vẫn đến đây để thắp hương tưởng niệm cầu an, cầu lộc.

Gạt đi những lời đồn thổi chưa rõ thực hư, Đền Ông Hoàng Bảy vẫn là một điểm đến thu hút khách thập phương và còn là một trong ba ngôi đền thờ Mẫu có vị trí đặc biệt cùng với đền ông Hoàng Bơ và ông Hoàng Mười.

Báo điện tử GĐVN

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw