Đến Hội An, khám phá Di sản nghề làm nhà bằng tre, dừa ở xã Cẩm Thanh

Nghề làm nhà bằng tre, dừa nước ở xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, có lúc tưởng như mai một do sự phát triển của nhiều vật liệu xây dựng mới với giá rẻ, bền.

Một ngôi nhà làm từ dừa nước.

Ngoài dừa nước, xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam còn có nhiều lũy tre, do đó, tre là vật liệu sẵn có tại địa phương. Theo thời gian, nghề làm nhà bằng tre, dừa nước đã hình thành, gắn liền với mảnh đất này.

Tại Quyết định số 390-QĐ/BVHTTDL ngày 21/2/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh ở xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.

Nhiều cụ cao niên ở địa phương khẳng định nghề làm nhà bằng tre, dừa có từ những năm đầu thế kỷ 19.

Ban đầu, người dân tự làm nên ngôi nhà cho chính gia đình mình, rồi tranh thủ thời gian nông nhàn nhận làm những ngôi nhà tre dừa cho những hộ trong làng. Dần dần, phương thức làm nhà bằng tre, dừa đã hình thành và cũng từ đó, nghề làm nhà bằng tre, dừa nước đã gắn liền với Cẩm Thanh.

Nghề làm nhà bằng tre, dừa nước ở nơi đây cũng có lúc tưởng như mai một do sự phát triển của nhiều vật liệu xây dựng mới với giá rẻ, bền, thay thế dần vật liệu làm nhà bằng tre, dừa.

Bên cạnh đó, đời sống của người dân ở vùng nông thôn ngày càng khá lên, nhu cầu xây dựng nhà bằng tre, dừa nước ngày càng ít, do đó, nhiều người làm nghề lâu năm phải chuyển sang lĩnh vực khác để tìm kế sinh nhai, chỉ còn lại một số ít người duy trì nghề truyền thống.

Tuy nhiên, những năm gần đây, du lịch phát triển mạnh, lượng khách tham quan đến Hội An ngày càng đông nên nhu cầu khôi phục, xây dựng mới các ngôi nhà truyền thống, hàng quán, hàng thủ công mỹ nghệ bằng chất liệu tre dừa ngày càng nhiều, nhờ đó nghề làm nhà bằng tre, dừa nước ở Cẩm Thanh có cơ hội phục hồi và phát triển.

Khách tham quan rừng dừa Bảy Mẫu ở Cẩm Thanh.

Theo Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, để làm được ngôi nhà dừa hoàn chỉnh, người thợ phải tiến hành nhiều công đoạn phức tạp từ khai thác các nguyên liệu cần thiết đến chế biến, chế tác các nguyên, vật liệu đó thành những sản phẩm hoàn chỉnh.

Nguyên liệu đầu tiên của nghề làm nhà tranh tre dừa chính là dừa nước. Mỗi năm, vào hai vụ vào tháng Giêng và tháng Sáu âm lịch, thợ làm nhà dừa thường đến vùng dừa nước Cẩm Thanh để khai thác.

Sau khi đốn dừa, những người thợ tiến hành sơ chế dừa thành những vật liệu thô để sử dụng sau này.

Một loại nguyên liệu quan trọng khác dùng để làm nhà dừa tre là tre (dùng làm cột, kèo). Các thợ thường chọn cây tre không quá non, không quá già để đảm bảo chịu lực tốt.

Trước đây, bên cạnh hai nguyên liệu chính là dừa và tre thì mây được sử dụng để buộc. Mây được những người đi núi ở phía Tây Quảng Nam và Cù Lao Chàm mang về bán tại chợ Hội An. Người thợ mua mây về vót để làm những công việc cần thiết. Nhưng ngày nay, nguyên liệu này hầu như không còn được sử dụng nữa, mà thay vào đó là cước hoặc dây nylon.

Thành phần cần thiết để làm nhà gồm có tấm lợp bằng tranh (lá dừa), phên, bức phong, bức quả, các loại cửa, cột, đòn tay...

Nghề thủ công truyền thống làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh.

Ngôi nhà bằng tre, dừa có ưu thế hơn các loại nhà được làm bằng các vật liệu đơn giản khác. Độ bền của loại nhà này có thể từ 15 đến 20 năm, giá thành sản xuất lại rẻ.

Với ưu thế mùa Hè thì mát mẻ, mùa Đông thì ấm áp nên hiện nay, nhà bằng tre, dừa được người dân lựa chọn làm các hàng quán.

Từ nguyên liệu bằng tre, dừa nước, các thợ lành nghề ở địa phương đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu của khách hàng như: bàn, ghế, giường, tủ, kệ, salon hoàn toàn bằng tre, dừa, góp phần đa dạng thêm các sản phẩm du lịch của nghề tre, dừa nói riêng và của Hội An nói chung.

Nghề làm nhà bằng tre, dừa nước cũng tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân địa phương.

VietnamPlus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

Ngày 7: Một ngày chữa lành ở Yên Bái

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận: Ngày 7: Một ngày chữa lành ở Yên Bái

Hết địa phận tỉnh Phú Thọ là tròn 1 tuần ngược sông Hồng, đi qua biết bao thắng cảnh, điểm du lịch hấp dẫn, làng nghề cổ xưa, chúng tôi có mặt ở Yên Bái để tiếp tục khám phá những di tích lịch sử, các điểm du lịch tâm linh và trải nghiệm du lịch chăm sóc sức khỏe.

Miễn visa, du lịch Việt Nam cần thêm gì để hút khách quốc tế?

Miễn visa, du lịch Việt Nam cần thêm gì để hút khách quốc tế?

Từ ngày 1/3, du khách các nước Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ được miễn thị thực khi đến Việt Nam du lịch theo chương trình do công ty lữ hành tổ chức, nâng tổng số quốc gia được áp dụng chính sách này lên 30. Với những mục tiêu đầy tham vọng của ngành du lịch trong năm 2025, liệu chính sách này có đủ sức cạnh tranh với các nước láng giềng?

Sa Pa bàn giải pháp phát triển kinh tế đêm

Sa Pa bàn giải pháp phát triển kinh tế đêm

Sáng 23/3, UBND thị xã Sa Pa tổ chức Hội thảo “Phát triển kinh tế đêm Sa Pa – Thực trạng và giải pháp” nhằm đánh giá, nhận định tiềm năng cũng như tìm các giải pháp phát triển kinh tế đêm tại địa phương.

[Ảnh] Vùng bưởi Múc mùa ngào ngạt hương hoa

[Ảnh] Vùng bưởi Múc mùa ngào ngạt hương hoa

Thôn Múc, xã Thái Niên (Bảo Thắng) nổi danh với sản phẩm bưởi quả thơm ngon, đậm vị. Thời điểm này, hoa bưởi nở rộ, nhiều người dân các vùng lân cận tranh thủ đến các khu vườn để lưu lại khoảnh khắc đẹp cùng hoa.

Ngày 5: Hoàng hôn bên bờ sông Hồng

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 5: Hoàng hôn bên bờ sông Hồng

Trên hành trình ngược dòng sông mẹ, chúng tôi dành trọn 2 ngày ở Hà Nội vì mảnh đất này có quá nhiều địa điểm có thể trải nghiệm, khám phá. Sau ngày đầu tiên tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng và lang thang phố cổ, chúng tôi quyết định trải nghiệm một đêm cắm trại bên bờ sông Hồng.

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp với các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử văn hóa, du lịch đã có mặt tại Lào Cai.

Ngày 4: Bảo tàng sống về văn hóa sông Hồng

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 4: Bảo tàng sống về văn hóa sông Hồng

Với dòng chảy uốn lượn ôm trọn Thủ đô Hà Nội, sông Hồng không chỉ tạo nên bề dày văn hóa - lịch sử mà còn góp phần hình thành cảnh quan, bồi đắp phù sa màu mỡ cho đất nông nghiệp, kết nối giao thông đường thủy với các địa phương. Dòng chảy sông Hồng còn có vai trò kết nối quá khứ với hiện tại, giữa các không gian cũ - mới của đô thị và kết nối các hoạt động của người dân địa phương với trải nghiệm của khách du lịch trong và ngoài nước.

fb yt zl tw