Đề xuất lùi thời điểm sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) vừa có văn bản gửi cơ quan chức năng đề xuất lùi thời điểm có hiệu lực về trách nhiệm của các nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử trong việc khấu trừ, nộp thuế thay cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo VECOM, hiện tại, nghị định hướng dẫn thi hành chưa được ban hành dù chỉ còn vài ngày nữa là tới thời điểm quy định có hiệu lực. Điều này, gây hoang mang cho cộng đồng doanh nghiệp quản lý sàn thương mại điện tử cũng như người bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử trong và ngoài nước.

Trong khi đó, sau hai buổi làm việc chính thức với Cục Thuế ngày 16/1/2025 và gần đây nhất ngày 7/3/2025, VECOM nhận thấy vẫn còn rất nhiều vướng mắc chưa được làm rõ liên quan trực tiếp đến trách nhiệm, nghĩa vụ thuế của hộ, cá nhân kinh doanh; đặc biệt là các nội dung về kê khai và hoàn thuế.

Hơn nữa, các sàn thương mại điện tử đã và đang nhận được rất nhiều thắc mắc về cách thực hiện quy định này nhưng chưa thể trả lời rõ ràng vì không có văn bản hướng dẫn chính thức, trong khi cách hiểu và trả lời của các cơ quan thuế ở Trung ương và địa phương đang khác nhau.

Đặc biệt, Luật Thuế Giá trị gia tăng 2024 cũng quy định nền tảng thương mại điện tử khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh nhưng có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.

Vì vậy, VECOM đã có công văn kiến nghị Quốc hội đề xuất việc xem xét, cho phép lùi thời điểm có hiệu lực của Điều 6.5.b. Luật số 56 đến ngày 1/7/2025 để phù hợp với Luật Thuế Giá trị gia tăng, đồng thời, để cơ quan quản lý và doanh nghiệp có đủ thời gian chuẩn bị cho việc thực thi cũng như tuyên truyền, giải đáp về các nghĩa vụ cụ thể và cách thực hiện cho người bán hàng là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp rất quan tâm tới quy định từ ngày 1/4 tới các sàn giao dịch thương mại điện tử, nền tảng số có chức năng thanh toán (bao gồm cả tổ chức trong nước và nước ngoài) và các tổ chức có hoạt động kinh tế số khác theo quy định của Chính phủ thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng được khấu trừ, nộp thuế thay.

Trước đó, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng đã có một số góp ý, kiến nghị gửi lên Bộ Tài chính về việc lùi thời hạn có hiệu lực của Nghị định quy định quản lý thuế đối với kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, tới ngày 1/7/2025.

VCCI đã thu thập ý kiến của nhiều doanh nghiệp thời điểm hiệu lực ngày 1/4 là tương đối gấp gáp trong khi văn bản vẫn đang trong giai đoạn dự thảo. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần thời gian để xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, nhân sự và tuyên truyền cho người bán trên sàn.

Đại diện Shopee cho biết, cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo đúng quy định của bộ luật sửa đổi, hỗ trợ tối đa nhà bán hàng trên sàn để có thể thực thi đúng quyền và nghĩa vụ của mình theo sửa đổi mới nhất của Luật Quản lý thuế. Hiện tại, Shopee đã và đang chuẩn bị các nguồn lực kỹ thuật, đồng thời chờ hướng dẫn cụ thể từ đơn vị quản lý trong việc thu thuế, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để hoàn thiện chính sách thuế theo hướng minh bạch, rõ ràng và thuận tiện hơn.

Theo đại diện Lazada, thời gian qua đơn vị này đã và đang tích cực tham gia các cuộc làm việc với cơ quan Thuế để chuẩn bị thực thi quy định. Lazada cũng tích cực triển khai việc chuẩn bị nguồn lực và phát triển các tính năng kỹ thuật cần thiết. Đồng thời, yêu cầu nhà bán hàng cập nhật thông tin và mã số thuế để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ.

Trước đó, ngày 29/11/2024, Quốc hội đã ban hành Luật số 56/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung 09 luật, trong đó có Luật Quản lý thuế năm 2019 (“Luật số 56”). Luật số 56/2024/QH15 quy định thời điểm có hiệu lực của Điều 6.5.b về trách nhiệm của các nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử trong việc khấu trừ, nộp thuế thay cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn từ ngày 1/4/2025.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Sông Hồng - con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh người Việt, không chỉ là huyết mạch giao thông quan trọng mà còn từng chứng kiến sự hưng thịnh của nhiều thương cảng sầm uất. Những bến cảng trên sông Hồng đã góp phần thúc đẩy giao thương, kết nối kinh tế và làm nên diện mạo của các đô thị ven sông từ hàng trăm năm trước.

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

Huyện Mường Khương đăng ký thời điểm từ tháng 7/2024 đến hết tháng 6/2025 sẽ hỗ trợ Nhân dân xóa 4.244 nhà tạm, nhà dột nát. Tính đến thời điểm này huyện Mường Khương đã hỗ trợ các hộ xây dựng mới và sửa chữa 2.604 ngôi nhà, đa số đã hoàn thành, hiện còn 1.604 nhà chưa khởi công.

Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

Sông Hồng - dòng chảy mang trong mình bao lớp trầm tích lịch sử, văn hóa và những câu chuyện huyền thoại, từ lâu trở thành biểu tượng gắn bó mật thiết với mảnh đất Thăng Long - Hà Nội. Không chỉ nâng niu, nuôi dưỡng sự phồn thịnh cho kinh kỳ ngàn năm, sông Mẹ còn chuyên chở những giá trị tinh thần, hun đúc bản sắc và khát vọng của bao thế hệ.

Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

Sông Hồng - dải lụa mềm mại vắt qua Thủ đô Hà Nội, mang theo bao lớp trầm tích phù sa, hun đúc nên những bãi bồi trù phú, những doi đất giàu tiềm năng. Dòng chảy ấy không chỉ là nhân chứng lịch sử của bao thăng trầm, mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho những dự án quy hoạch đô thị, vẽ nên giấc mơ về một thành phố hai bên bờ sông, nơi cuộc sống hòa quyện giữa thiên nhiên và hiện đại.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 1: “Con đường tơ lụa” trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 1: “Con đường tơ lụa” trên sông Hồng

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw