Đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ lúa xuân

Nông dân các địa phương trong tỉnh đang tích cực gieo mạ, áp dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất để đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ lúa xuân 2024.

Xuan (2).JPG
Nông dân xã Bản Qua (huyện Bát Xát) gieo mạ vụ xuân.

Những ngày này, trên các cánh đồng thuộc xã Bản Qua (huyện Bát Xát), nông dân đang tích cực xuống đồng gieo mạ xuân. Nhiều biện pháp (rải tro bếp, che ni-lông…) được nông dân áp dụng để giữ ấm, giúp mạ xuân phát triển. Vụ này, nông dân xã Bản Qua sản xuất hơn 165 ha lúa xuân, chủ yếu là giống Séng cù (chiếm 80%) và một số giống lúa chất lượng cao, giống lúa bản địa khác.

Bên cạnh việc tuân thủ các hướng dẫn, khuyến cáo của ngành nông nghiệp về cơ cấu giống, khung thời vụ sản xuất, nông dân đã chủ động thu gom phân chuồng, kết hợp với phân vô cơ để bón lót, giúp lúa sinh trưởng và phát triển tốt sau khi cấy.

Xuan (3).JPG
Bà Sin Thị Mý và nhiều nông dân sử dụng ni-lông che chắn, giữ ấm cho mạ.

Vừa gieo xong 12 kg mạ, bà Sin Thị Mý ở thôn Cốc Cài (xã Bản Qua) đã vội vàng vận chuyển khung tre, ni-lông để chuẩn bị che chắn, giữ ấm cho mạ. Theo bà Mý, với thời tiết lạnh như hiện nay, thời gian sinh trưởng của mạ thường kéo dài khoảng 25 - 30 ngày. Năm nay, gia đình bà và người dân trong khu vực sẽ cấy vào thời điểm sau tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Những năm gần đây, nhờ tuân thủ hướng dẫn, khuyến nghị của ngành nông nghiệp, sản xuất vụ xuân đã đạt kết quả cao hơn. Trung bình mỗi vụ, gia đình bà Mý thu được 40 bao thóc, tương đương hơn 1,6 tấn.

xuan.JPG
Nông dân sử dụng máy móc để làm đất sản xuất vụ lúa xuân.

Không chỉ chủ động gieo mạ, nông dân trên địa bàn xã Bản Qua còn tích cực sử dụng máy móc để đẩy nhanh tiến độ làm đất cấy lúa vụ xuân.

Về vấn đề này, ông Lý Văn Hiên ở thôn Bản Vai chia sẻ: Những ngày cao điểm, cánh đồng thôn Bản Vai có hơn 20 máy cày, máy bừa làm đất sản xuất vụ xuân. Máy móc giúp giảm rất nhiều công lao động và thời gian làm đất cho nông dân. Nhờ sử dụng máy móc, gia đình tôi chỉ cần 1 ngày để làm xong 1 mẫu đất (3.600 m2) thay vì 5 ngày như trước đây. Tôi cũng đang tìm hiểu để mua máy cấy về phục vụ sản xuất.

Còn tại huyện Văn Bàn, thời điểm này, nông dân cũng đang tích cực thu hoạch cây vụ đông, làm đất, gieo mạ, đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ xuân.

Sau khi thu hoạch xong 2 ha ngô vụ đông, gia đình ông Lục Xuân Chiêu ở thôn Chiềng 1, xã Võ Lao (huyện Văn Bàn) bắt tay ngay vào gieo mạ, làm đất sản xuất vụ xuân. Toàn bộ khâu làm đất đã được ông Chiêu dùng máy móc để thực hiện. Bên cạnh đó, ông Chiêu cũng chuẩn bị gần 20 tấn phân chuồng để bón lót cho toàn bộ diện tích cấy lúa xuân.

Ông Triệu Quốc Chưởng, Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Bàn cho biết: Ngành nông nghiệp huyện phối hợp với các địa phương huy động nông dân đưa máy móc ra đồng để đẩy nhanh tiến độ cày ải, phơi đất, vệ sinh đồng ruộng. Toàn huyện có gần 10.000 thiết bị cơ giới phục vụ sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất vụ xuân đạt trên 95%. Việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất vụ xuân đã góp phần tăng năng suất, sản lượng lúa. Máy móc hiện đại không chỉ giúp giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm thời gian mà còn giúp nông dân chủ động, sáng tạo, thay đổi tư duy sản xuất.

Tính đến thời điểm hiện tại, nông dân trên địa bàn huyện Văn Bàn đã gieo khoảng 10 tấn lúa giống, diện tích làm đất đạt gần 700 ha, tương đương 20% tổng diện tích sản xuất vụ xuân toàn huyện.

Xuan (1).jpg
Nông dân thành phố Lào Cai thí điểm sử dụng máy cấy cỡ nhỏ trong sản xuất vụ xuân năm 2024.

Ngoài huyện Bát Xát và Văn Bàn, nông dân các vùng thấp tại thành phố Lào Cai, huyện Bảo Yên, Bảo Thắng… cũng đang tích cực gieo mạ, làm đất, tập trung sản xuất vụ lúa xuân năm 2024.

Bên cạnh việc áp dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất, nông dân một số địa phương cũng mạnh dạn thí điểm máy móc vào khâu gieo cấy để giảm công lao động.

Vụ xuân năm 2024, nông dân toàn tỉnh gieo cấy 9.900 ha lúa, sử dụng các giống lúa lai chủ lực (LC25, LC270, LC212, Việt lai 20, Thái Xuyên 111, ADI 28, ADI 73, MHC2…) và các dòng lúa thuần (BC15, BC15 kháng đạo ôn, TBR225, Thiên ưu 8, Hà Phát 3, Đài thơm 8, Bắc thơm, Tám thơm…) cùng các giống lúa địa phương (Séng cù, nếp...).

Căn cứ vào tình hình thời tiết, ngành nông nghiệp khuyến nghị nông dân nên thực hiện gieo cấy trà xuân muộn, gieo mạ xung quanh tiết Lập xuân (4/2/2024) và kết thúc cấy trong tháng 3.

Để sản xuất vụ xuân năm 2024 hiệu quả, nông dân cần khẩn trương thu dọn tàn dư thực vật, vệ sinh đồng ruộng, làm đất, cày ải, ngâm dầm để tiêu diệt mầm bệnh phát sinh gây hại. Tăng cường kỹ thuật ngâm ủ hạt giống, làm mạ, che phủ ni-lông để tránh rét cho mạ, tưới đủ nước, bón bổ sung phân chuồng hoai mục, phân lân, tro bếp để chống rét và phòng trừ sâu bệnh hại. Không gieo mạ và cấy trong những ngày nhiệt độ xuống dưới 15oC… Thực hiện tốt các biện pháp như cấy mạ non, cấy 1 dảnh, bón phân cân đối, bón thúc sớm sau khi lúa bén rễ hồi xanh. Tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích cánh đồng 1 giống, sử dụng lúa chất lượng và áp dụng thâm canh lúa cải tiến (SRI), góp phần thực hiện theo phương châm "3 giảm, 3 tăng" trong sản xuất (giảm giống, giảm phân bón, tiết kiệm nước tưới; tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng giá trị).

Đồng thời, tăng cường công tác dự tính, dự báo, chủ động điều tra, phát hiện sâu bệnh hại và kịp thời phòng trừ hiệu quả; áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM), hạn chế tới mức thấp nhất việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, ưu tiên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón có nguồn gốc sinh học, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng” đảm bảo an toàn, hiệu quả trong sản xuất lúa vụ xuân 2024.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Sáng 17/11, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, làm việc với Đảng ủy, UBND xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương). Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

fbytzltw