Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các cụm công nghiệp

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các cụm công nghiệp

Theo kế hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp đến năm 2030, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025, mỗi huyện, thị xã, thành phố có tối thiểu 1 cụm công nghiệp mới được đầu tư hạ tầng kỹ thuật tương đối đồng bộ và đến năm 2030 có từ 1 - 2 cụm công nghiệp hoạt động hiệu quả với tổng diện tích 465 ha. Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra, tiến độ hiện còn chậm, trong đó khó khăn lớn nhất là thiếu nguồn lực đầu tư.

2.jpg

Sau nhiều năm được quy hoạch, cụm công nghiệp Phố Ràng (Bảo Yên) hiện mới có 5 đơn vị đầu tư, hoạt động, gồm: Công ty TNHH Chè Đại Hưng (chế biến chè), Công ty TNHH MTV Triều Dương (sản xuất tinh dầu quế), Công ty TNHH XNK Đình Sơn (sản xuất viên nén mùn cưa), HTX Thuận Tiến (sản xuất tinh bột sắn) và 1 cơ sở sản xuất ván ép MDF. Năm 2023, huyện Bảo Yên đã đầu tư nâng cấp, cải tạo tuyến đường vào cụm công nghiệp, hệ thống thoát nước, cấp nước, cấp điện, tuy nhiên hạ tầng cụm công nghiệp này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Phòng Kinh tế hạ tầng Bảo Yên cho biết, huyện đã chủ động kêu gọi, thu hút đầu tư, tuy nhiên, các nhà đầu tư hiện chỉ nghiên cứu đầu tư một phần diện tích để phục vụ sản xuất, kinh doanh của đơn vị, không đủ nguồn lực để thực hiện trên phạm vi toàn bộ cụm công nghiệp.

3.jpg

Tại thành phố Lào Cai, cụm công nghiệp phía Nam thành phố được quy hoạch tổng diện tích 220 ha nằm trên địa bàn phường Thống Nhất; giai đoạn 1 theo quy hoạch sẽ sử dụng 75 ha. Năm 2022, dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt danh mục để thu hút đầu tư với tổng số vốn 650 tỷ đồng. Tuy nhiên đến nay, quá trình triển khai vẫn đang dang dở. Mục tiêu xây dựng một cụm công nghiệp phía Nam thành phố có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại phục vụ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có nhu cầu đầu tư đa ngành nghề vẫn chưa trở thành hiện thực.

Theo quy hoạch đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh quy hoạch 18 cụm công nghiệp với tổng diện tích 231,81 ha (Quyết định số 5340 ngày 29/11/2017 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025). Đến nay, 3/18 cụm công nghiệp đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và đưa vào hoạt động, gồm: Đông Phố Mới, Bắc Duyên Hải và Sơn Mãn (thành phố Lào Cai); 2/18 cụm công nghiệp đang được đầu tư hạ tầng kỹ thuật, gồm: Phố Ràng (Bảo Yên) và Khánh Yên Thượng (Văn Bàn); 13/18 cụm công nghiệp chưa được đầu tư hạ tầng kỹ thuật.

Tổng hợp của Sở Công Thương cho thấy, 100% nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp từ ngân sách nhà nước với tổng kinh phí 38,86 tỷ đồng, cụ thể: Cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải 3,98 tỷ đồng; cụm công nghiệp Đông Phố Mới 1,69 tỷ đồng; cụm công nghiệp Sơn Mãn 16,49 tỷ đồng; cụm công nghiệp Phố Ràng 7,13 tỷ đồng; cụm công nghiệp Khánh Yên Thượng 9,57 tỷ đồng. Đến nay, 3 cụm công nghiệp đã đưa vào hoạt động, bố trí cho 146 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp vào đầu tư sản xuất, kinh doanh, trong đó cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải 103 cơ sở, Đông Phố Mới 16 cơ sở, Sơn Mãn 27 cơ sở. Tỷ lệ lấp đầy 100%.

4.jpg

Các trình tự, thủ tục bổ sung quy hoạch, thành lập cụm công nghiệp, quy hoạch chi tiết xây dựng… đã được các địa phương thực hiện đúng quy định. Công tác quản lý nhà nước về cụm công nghiệp dần đi vào nền nếp, trách nhiệm của các ban, sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện, xã đã được phân định rõ ràng.

Thông qua các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp của Trung ương và địa phương, một số cụm công nghiệp đã được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, thu hút nhiều dự án, tạo ra giá trị sản xuất lớn cho địa phương; tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan đô thị và mất an toàn giao thông.

5.jpg

Tuy nhiên, tỷ lệ cụm công nghiệp được đầu tư hạ tầng kỹ thuật rất thấp so với quy hoạch (5/18 cụm công nghiệp, bằng 28%); hạ tầng kỹ thuật được đầu tư cơ bản chưa đồng bộ, mới chỉ đầu tư xây dựng được một số hạng mục công trình thiết yếu.

Nguyên nhân chính là do ngân sách nhà nước bố trí cho đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp còn hạn chế; không thu hút được các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp do kinh phí đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm; chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư chưa đủ mạnh để thu hút đầu tư.

Một số địa phương chưa chủ động triển khai lập, phê duyệt dự án đầu tư nên không có cơ sở để kêu gọi đầu tư, đăng ký hỗ trợ kinh phí từ Trung ương. Một số nơi quy hoạch cụm công nghiệp không phù hợp với thực tế nên khi triển khai còn nhiều vướng mắc, nhất là việc xin ý kiến người dân, giải phóng mặt bằng, tái định cư.

Những khó khăn, hạn chế này đã ảnh hưởng đến tiến độ triển khai phát triển các cụm công nghiệp tại địa phương.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định ưu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ, tiểu thủ công nghiệp. Tiếp tục triển khai hiệu quả chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, hỗ trợ những lĩnh vực có thế mạnh gắn với chế biến nông, lâm sản tạo ra sản phẩm chất lượng tốt có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tỉnh cũng chỉ ra hàng loạt giải pháp về quy hoạch, khai thác nguồn lực, thu hút đầu tư, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực… Vấn đề hiện nay chỉ là các địa phương phải thực sự vào cuộc quyết liệt, vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách của trung ương, tỉnh vào thực tiễn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài làm việc với huyện Bát Xát về công tác giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài làm việc với huyện Bát Xát về công tác giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn

Chiều 12/11, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với huyện Bát Xát nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng dự án Kim Thành - Ngòi Phát và dự án Bệnh viện Đa khoa huyện Bát Xát.

Chính thức vận hành thương mại đoạn trên cao đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội

Chính thức vận hành thương mại đoạn trên cao đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội

Sáng 9/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức vận hành thương mại đoạn trên cao Dự án đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn-ga Hà Nội. Tới dự có đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.

Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công.

Rà soát, hoàn thiện trước khi ban hành nghị định về điện mặt trời mái nhà

Rà soát, hoàn thiện trước khi ban hành nghị định về điện mặt trời mái nhà

“Rà soát, hoàn thiện trước khi ban hành nghị định về điện mặt trời mái nhà” - đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp chiều 21/10 về dự thảo Nghị định quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.

Hỗ trợ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hỗ trợ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Là địa phương có số hộ được hỗ trợ xóa nhà tạm lớn nhất của tỉnh, huyện Mường Khương đã chỉ đạo cơ quan liên quan phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ người dân hoàn thiện thủ tục hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đẩy nhanh tiến độ triển khai chương trình.

Sạt lở đe dọa an toàn Trạm biến áp 220 kV Lào Cai

Sạt lở đe dọa an toàn Trạm biến áp 220 kV Lào Cai

Nếu thời tiết diễn biến phức tạp và công tác khắc phục không được triển khai khẩn trương, nguy cơ xảy ra sự cố ở Trạm biến áp 220 kV Lào Cai rất lớn. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung cấp điện cho tỉnh Lào Cai, nhất là hoạt động sản xuất ở Khu Công nghiệp Tằng Loỏng.

Gỡ nút thắt về mặt bằng khi triển khai các khu, cụm công nghiệp

Gỡ nút thắt về mặt bằng khi triển khai các khu, cụm công nghiệp

Trong thời gian qua, công tác đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc đã có kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các địa phương. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng triển khai tại một số dự án đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp còn gặp nhiều vướng mắc, việc giao đất cho chủ đầu tư hạ tầng còn chậm.

fbytzltw