Đẩy mạnh đào tạo nghề nông nghiệp trong chương trình mục tiêu quốc gia

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ cấp thiết nhằm hỗ trợ công tác giảm nghèo tại vùng nông thôn, giúp các hộ nghèo có công cụ thoát nghèo bền vững, hỗ trợ sản xuất trong nông nghiệp tại địa phương.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Lào Cai, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh; trong đó có nội dung đào tạo nghề nông nghiệp; thời gian qua, Sở NN & PTNT đã phối hợp với Sở Lao động –TBXH tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh Lào Cai ban hành các văn bản thể chế hóa các chính sách pháp luật của nhà nước; xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Theo đó, năm 2023, Sở NN & PTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 29/3/2023 về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, ngay từ đầu năm 2023, công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn đã được Sở NN 7PTNT chủ động phối hợp với Sở Lao động - TBXH, Sở Thông tin và truyền thông xây dựng chuyên mục tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm trên các phương tiện thông tin đại chúng và Cổng thông tin điện tử của Sở với nội dung tuyên truyền về các ngành nghề đào tạo và các chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn, dân tộc thiểu số và thông tin thị trường lao động, việc làm, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng... ; đồng thời lồng ghép với các cuộc họp thôn, bản nhằm đẩy mạnh tuyên truyền về các chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Để công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đạt hiệu quả và sát với thực tiễn ở các địa phương; Sở NN &PTNT tỉnh đã phối hợp với UBND cấp huyện tổ chức điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn; nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Công tác điều tra được thực hiện từ các thôn, bản, tới từng hộ gia đình, trên cơ sở nhu cầu thực tiễn của người dân trước khi tiến hành mở lớp đào tạo. Việc khảo sát nhu cầu học nghề được thực hiện hàng năm đã giúp cho việc mở các lớp dạy nghề hàng năm được sát với thực tế của từng địa phương.

Kết quả, chỉ tính trong 9 tháng đầu năm 2023, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, toàn tỉnh đã triển khai 18/23 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn cho 630 học viên. Trong đó, tập trung vào các kỹ thuật trồng, chăm sóc cây dược liệu; trồng chuối, trồng chè, khai thác rừng trồng, kỹ thuật chăn nuôi đại gia súc; phòng trị bệnh cho lợn/gà…

Học viên tham gia lớp dạy nghề thêu thổ cẩm tại huyện Bát Xát, tháng 5/2023.

Theo Trung tâm Khuyến nông và dịch vụ nông nghiệp tỉnh, là một trong những đơn vị tham gia đào tạo nghề nông nghiệp với 10 lớp trong 9 tháng đầu năm 2023 cho biết: công tác lựa chọn học viên được các cơ sở dạy nghề thực hiện chặt chẽ đảm bảo đúng đối tượng, đúng chính sách, phù hợp với nhu cầu học nghề của người lao động. Cùng với đó đội ngũ giáo viên của các cơ sở đào tạo nghề có năng lực, trình độ đáp ứng tốt yêu cầu đạo tạo nghề hiện nay. Các học viên đã lựa chọn và đăng ký họcc các nhóm nghề phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế gia đình và chủ trương phát triển kinh tế xã hội của các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Theo Sở NN & PTNT tỉnh, tỷ lệ học viên sau đào tạo đa số phát huy tốt kiến thức đã họcc vào sản xuất nông nghiệp; tỷ lệ học viên có việc làm ngày càng tăng theo từng năm. Công tác kiểm tra, giám sát luôn được ngành quan tâm, thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát để nắm bắt kịp thời những khó khăn vướng mắc ở cơ sở để có các giải pháp giải quyết kịp thời đảm bảo đúng quy định của Chương trình đáp ứng được nhu cầu đào tạo tại địa phương theo sự chỉ đạo của tỉnh.

Tuy nhiên, trong quá trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn còn một số khó khăn, đó là còn một số lớp chưa tuyển sinh được do nhu cầu học viên giảm; định mức và chính sách hỗ trợ cho lao động nông thôn tham gia họcc nghề còn thấp, chưa khuyến khích lao động tham gia học nghề; học viên học xong còn khó tìm việc làm trong các doanh nghiệp nông nghiệp do Lào Cai còn chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp. Đặc biệt, do chính sách của Trung ương chỉ cho ứng 50% kinh phí thực hiện công tác đào tạo nghề nên khó khăn cho các đơn vị thực hiện việc chi trả kinh phí hỗ trợ cho các học viên, thù lao giảng viên, mua vật liệu thực hành. Hơn nữa, quy định mỗi người chỉ được học một nghề là rào cản lớn cho các hộ sản xuất mang tính mô hình tổng hợp và lao động muốn chuyển đổi nghề…

Để hoàn thành mục tiêu năm 2023 là đào tạo 23 lớp/805 học viên và nâng cao chất lượng, hiệu quả các lớp đào tạo nghề; tạo điều kiện cho lao động nông thôn được tham gia học nghề với sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo nguồn nhân lực có trình độ tay nghề, tạo việc làm, tăng năng suất lao động và nâng cao thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế để từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Trong thời gian tới, rất cần ngành nông nghiệp cũng như các cơ sở đào tạo nghề nông nghiệp tập trung chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các địa phương; đảm bảo thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu, đó là đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng đến việc đảm bảo chất lượng và hiệu quả đầu ra cho học viên sau khoá học. Kiên quyết không để các cơ sở đào tạo không đủ điều kiện, tổ chức kém hiệu quả tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Làm tốt khâu khảo sát, tư vấn về học nghề, xây dựng kế hoạch ban đầu đảm bảo phù hợp với thực tế.

Tập trung đào tạo cho lao động trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lao động thực hiện các đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thành viên quản lý của các hợp tác xã nông nghiệp và đào tạo nghề cho an sinh xã hội ở các vùng khó khăn. Phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương cũng như phong tục, tập quán, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng vào các xã nghèo để phấn đấu đến năm 2025 ra khỏi diện đặc biệt khó khăn.

Đồng thời, chú trọng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại làng, xã, thôn, bản.. hoặc tại cơ sở sản xuất (trại, trạm...), gắn với mô hình sản xuất tiến bộ, lấy thực hành là chính. Yêu cầu giáo viên dạy nghề nông nghiệp phải có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp và có khả năng thực hành tốt. Lựa chọn các cơ sở đào tạo đủ điều kiện tham gia dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, trong đó ưu tiên lựa chọn các cơ sở có kinh nghiệm dạy nghề nông nghiệp, có cơ sởvật chất, điều kiện giảng dạy tốt tham gia đào tạo.

Tăng cường năng lực dạy nghề cho Trung tâm Khuyến nông và dịch vụ nông nghiệp tỉnh, đảm bảo đủ điều kiện tham gia dạy nghề theo các tiêu chí của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tiến tới trở thành lực lượng nòng cốt trong công tác dạy nghề nông nghiệp của tỉnh. Phổ biến nhân rộng các mô hình dạy nghề nông nghiệp có hiệu quả, biểu dương, khen thưởng các gương điển hình sản xuất giỏi, nông dân đã thành công sau khi học nghề và các cá nhân tập thể đã có nhiều đóng góp cho công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn./.

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội thăm hỏi, kiểm tra hoạt động của Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai và Cơ sở cai nghiện ma túy số 1

Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội thăm hỏi, kiểm tra hoạt động của Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai và Cơ sở cai nghiện ma túy số 1

Chiều 17/11, Đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội cùng đoàn công tác đã tới thăm hỏi, kiểm tra hoạt động của Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai và Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 (Xuân Quang - Bảo Thắng).

Tăng quy mô, nâng chất lượng

Trường Cao đẳng Lào Cai sau 5 năm sáp nhập: Tăng quy mô, nâng chất lượng

Ngày 1/11/2018, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định số 1522 về việc sáp nhập Trường Trung học Y tế Lào Cai, Trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai vào Trường Cao đẳng Lào Cai nhằm đảm bảo mục tiêu không chỉ tận dụng được cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên hiện có mà còn nâng cao hiệu quả đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.

Mái ấm cho đoàn viên, lao động

Mái ấm cho đoàn viên, lao động

Từ nguồn Quỹ “Xã hội công đoàn Lào Cai”, đã có hàng nghìn đoàn viên công đoàn, người lao động của tỉnh được thăm, động viên, tặng quà và hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà “Mái ấm công đoàn”, giúp đoàn viên an tâm, có thêm động lực vượt qua khó khăn trong cuộc sống, vươn lên trong công tác.

Quan tâm giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Mường Khương: Quan tâm giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Mường Khương là huyện vùng cao biên giới, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 88%, nguồn lao động dồi dào, đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng với hơn 42.000 người trong độ tuổi lao động (chiếm 63% dân số). Tuy nhiên, mặt bằng dân trí không đồng đều, việc làm của người dân thường bấp bênh, không ổn định. Vì vậy những năm qua, huyện Mường Khương luôn quan tâm đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người dân.

Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Hiện nay, công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định. Nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo ATVSLĐ dần được nâng lên. Tuy nhiên, tình hình tai nạn lao động đang có những diễn biến phức tạp, cần có những giải pháp thiết thực hơn để giải quyết tình trạng này.

Khi phụ nữ làm nghề nam giới

Khi phụ nữ làm nghề nam giới

Vệ sĩ, lái xe, phụ xây… những công việc tưởng chừng chỉ dành cho đàn ông nhưng vì “cơm áo gạo tiền”, những phụ nữ “chân yếu tay mềm” cũng phải mưu sinh bằng những nghề vất vả này.

Liên đoàn Lao động huyện Mường Khương: Hướng về đoàn viên, người lao động

Liên đoàn Lao động huyện Mường Khương: Hướng về đoàn viên, người lao động

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mường Khương đang quản lý 2.318 đoàn viên, sinh hoạt tại 89 công đoàn cơ sở. Tập trung đổi mới hoạt động công đoàn, nhất là tăng cường hướng về cơ sở, LĐLĐ huyện Mường Khương đã thực hiện tốt chức năng đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, chăm lo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động và các hoạt động xã hội từ thiện công đoàn.

Vừa học vừa… khởi nghiệp

Vừa học vừa… khởi nghiệp

Không chỉ kết hợp giữa lý thuyết với thực hành trong đào tạo nghề, học sinh còn được khởi nghiệp, mang lại “lợi ích kép”. Đó là cách làm mới của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thành phố Lào Cai.

[Infographic] Nhà nước hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài

[Infographic] Nhà nước hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài

Ngày 15/8/2023, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Thông tư quy định rõ về hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài.

51,3 triệu lao động có việc làm trong quý III của năm 2023

51,3 triệu lao động có việc làm trong quý III của năm 2023

Tình hình lao động, việc làm có xu hướng tăng nhưng thị trường lao động, việc làm tăng chậm do tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chủ yếu do đơn hàng sản xuất của các doanh nghiệp thấp; đời sống của hộ dân cư được cải thiện. Công tác an sinh xã hội tiếp tục được các cấp từ trung ương đến địa phương quan tâm thực hiện.

fb yt zl tw