Danh lục xanh: Giải pháp bảo tồn bền vững cho Vườn quốc gia Cát Tiên

Việc Vườn quốc gia Cát Tiên tham gia Danh lục xanh sẽ là cơ hội để nâng cao năng lực quản lý rừng, từ đó giúp bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững, cũng như tạo ra những giá trị khác.

Bàu Sấu tại Vườn quốc gia Cát Tiên.

Nỗ lực của Việt Nam

Sau nhiều tháng xét duyệt, Vườn quốc gia Cát Tiên đang tiến tới gần giai đoạn được chứng nhận Danh lục xanh, một bộ tiêu chuẩn toàn cầu cho các khu bảo vệ và bảo tồn của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN).

Trước đó, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long là khu bảo tồn đầu tiên ở Đông Nam Á được chứng nhận Danh lục xanh vào năm 2019.

Theo thông tin từ cuộc họp ngày 18/1, do Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam và IUCN tổ chức, Vườn quốc gia Cát Tiên đã vượt qua giai đoạn thẩm định độc lập trong năm 2023 của nhóm chuyên gia đánh giá Danh lục xanh.

Hồ sơ của vườn được phê duyệt vào tháng 12/2023, trước khi trình lên Ủy ban Danh lục xanh để đánh giá cuối cùng và trao danh hiệu trong năm nay.

Hiện tại, có 10 khu bảo vệ và bảo tồn ở Việt Nam đang trong giai đoạn ứng viên hoặc đăng ký chương trình Danh lục xanh, như: Vườn quốc gia Cúc Phương, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Vườn quốc gia Vũ Quang, Vườn quốc gia Bạch Mã, Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong, Vườn quốc gia Sông Thanh, Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, Vườn quốc gia Cát Tiên, Vườn quốc gia Pù Mát và Vườn quốc gia Côn Đảo.

Việc đạt chứng nhận Danh lục xanh sẽ giúp nâng cao năng lực quản lý hiệu quả của Vườn quốc gia Cát Tiên. Sử dụng các công cụ kiểm soát hiệu quả (METT) sẽ giúp việc quản lý đồng bộ hơn và theo tiêu chuẩn toàn cầu, giúp vườn nhận cung cấp tài chính từ các tổ chức tài trợ quốc tế.

Ngoài ra, việc đạt chứng nhận Danh lục xanh cũng giúp các vườn có được sự công nhận quốc tế, thu hút sự chú ý cũng như tăng cường hợp tác, tiếp nhận các nguồn tài trợ.

Điều này cũng sẽ giúp thúc đẩy du lịch, từ đó thúc đẩy phát triển bền vững.

Thước đo của bảo tồn

Lực lượng tuần tra tháo gỡ bẫy thú tại Vườn quốc gia Cát Tiên.

Chứng nhận Danh lục xanh IUCN sẽ cung cấp thước đo thành công trong bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững.

Khác với các danh hiệu khác như Di sản thế giới và Khu dự trữ sinh quyển, Danh lục xanh hỗ trợ bảo tồn bằng cách chứng nhận, khuyến khích và nâng cao năng lực để đạt được tác động cụ thể cho cả khía cạnh pháp lý, văn hóa, xã hội, địa lý và sinh thái.

Tiêu chuẩn Danh lục xanh gồm 4 phần: quản trị tốt, thiết kế và lập kế hoạch tốt, quản lý hiệu quả, kết quả bảo tồn thành công, với tổng cộng 17 tiêu chí và 50 chỉ số.

Kể từ khi được khởi động năm 2016, đã có 77 khu bảo vệ và bảo tồn ở 18 quốc gia trên thế giới đã được chứng nhận Danh lục xanh. Hơn 60 quốc gia tham gia vào cộng đồng Danh lục xanh IUCN.

"Đo lường tiến độ và tác động bảo tồn là rất quan trọng để cải thiện hiệu quả công tác bảo tồn tổng thể của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam. Chứng nhận Danh lục xanh của IUCN giúp các chủ rừng biết được những điểm cần cải thiện nếu khu bảo tồn của họ đạt được tiêu chuẩn quản lý quốc tế", ông Nick Cox - giám đốc Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học do USAID tài trợ và WWF thực hiện - giải thích.

Hợp phần đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ các khu vực dự án đạt được chứng nhận Danh lục xanh của IUCN.

Ông Cox cho biết các khó khăn trong việc bảo tồn ở Việt Nam là áp lực lớn do sự phụ thuộc lớn của người dân vào rừng và đặc thù tiêu thụ nhiều lâm sản. Do đó, việc bảo tồn chỉ có thể bền vững khi có sự tham gia của cộng đồng.

Ông Phạm Xuân Thịnh, giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên, khẳng định vườn cam kết thực hiện bảo tồn toàn diện, đáp ứng các tiêu chí nghiêm ngặt của Danh lục xanh để hướng tới mục tiêu trở thành một hình mẫu quốc tế về quản lý bền vững và bảo vệ đa dạng sinh học.

Theo báo Tuổi trẻ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Là căn cứ địa cách mạng, Thái Nguyên có nhiều “địa chỉ đỏ” lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trong đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

“Không phải lúc nào người ta cũng có cơ hội để xuôi ngược theo một dòng sông. Nhưng nếu được, hãy đi một lần. Vì đó không chỉ là hành trình về địa lý, với nhà báo đây còn là cơ hội để mình được dấn thân và thể hiện đam mê với nghề” - đó là những dòng tôi viết trong cuốn sổ nhỏ mang theo khi bắt đầu hành trình ngược xuôi theo dòng sông Mẹ.

Presstrip - cơ hội “vàng” quảng bá du lịch Lào Cai

Presstrip - cơ hội “vàng” quảng bá du lịch Lào Cai

Không đơn thuần là một chuyến đi trải nghiệm, chương trình khảo sát thực tế dành cho báo chí (presstrip) trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai 2025 đã trở thành nhịp cầu kết nối giữa truyền thông và ngành du lịch. Presstrip là cơ hội “vàng” để các sản phẩm du lịch đặc trưng của Lào Cai được truyền thông sâu rộng hơn trên bản đồ du lịch Việt Nam và quốc tế.

Truyền thông quốc tế gọi tên Đà Nẵng: "Điểm đến mới của giới thượng lưu Trung Đông"

Truyền thông quốc tế gọi tên Đà Nẵng: "Điểm đến mới của giới thượng lưu Trung Đông"

Việc Emirates chính thức khai thác đường bay thẳng Dubai - Đà Nẵng từ tháng 6/2025 mở ra “cuộc cách mạng du lịch” thực thụ cho thành phố sông Hàn. Đà Nẵng sẵn sàng vươn mình trở thành điểm đến hàng đầu dành cho du khách cao cấp, đặc biệt là từ thị trường Trung Đông giàu tiềm năng.

Hanoi Free Tour Guides: Cách người trẻ làm du lịch cộng đồng cho khách quốc tế

Hanoi Free Tour Guides: Cách người trẻ làm du lịch cộng đồng cho khách quốc tế

Trên chiếc ghế đá ven hồ Gươm, một cô sinh viên Việt Nam đang say sưa kể cho vị khách Ba Lan về truyền thuyết Rùa Vàng. Không giáo án, không kịch bản, người hướng dẫn viên mang đến cho du khách sự háo hức và nụ cười sảng khoái. Khoảnh khắc giản dị ấy chính là lát cắt chân thực của Hanoi Free Tour Guides (HFTGs) – nơi những người trẻ góp phần làm mới diện mạo du lịch Thủ đô bằng sự thân thiện, gần gũi.

fb yt zl tw