Đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí theo 5 mức

Theo Bộ Chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí mới được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) ban hành, các cơ quan báo chí trên cả nước sẽ được đánh giá, xếp hạng theo 5 mức từ yếu đến xuất sắc.

Ngày 2/6, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm đã ký quyết định ban hành Bộ Chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí (gọi tắt là Bộ tiêu chí).

Bộ tiêu chí được ban hành thống nhất sẽ là thước đo đánh giá mức độ sẵn sàng, mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí của các cơ quan báo chí dùng chung trên phạm vi cả nước.

Việc triển khai áp dụng Bộ tiêu chí để đánh giá rộng rãi các cơ quan báo chí trên toàn quốc sẽ giúp từng cơ quan báo chí xác định được mình đang ở giai đoạn nào trong quá trình chuyển đổi số, từ đó có lộ trình, kế hoạch, giải pháp chuyển đổi số phù hợp, giúp cơ quan báo chí phát triển nhanh hơn, mạnh hơn. Đồng thời, làm căn cứ để tạo lập được cơ sở dữ liệu chuyển đổi số báo chí với các thông tin, số liệu xác thực nhằm giúp các cơ quan, đơn vị chức năng quản lý Nhà nước về báo chí nhìn thấy bức tranh toàn cảnh; đưa ra các giải pháp thiết thực để thúc đẩy chuyển đổi số báo chí, đồng thời có thêm công cụ đánh giá hiệu quả triển khai các chương trình, kế hoạch hỗ trợ chuyển đổi số báo chí trên phạm vi toàn quốc.

Việc triển khai áp dụng Bộ chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí sẽ giúp từng cơ quan báo chí xác định được mình đang ở giai đoạn nào trong quá trình chuyển đổi số.

Theo bộ chỉ số mới được ban hành, mô hình đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số của các cơ quan báo chí gồm 1 bảng với tổng số 42 tiêu chí được chia thành 10 chỉ số thành phần, theo 5 trụ cột của chuyển đổi số báo chí là Chiến lược; Hạ tầng số, nền tảng số và an toàn thông tin; Sự đồng nhất về tổ chức và chuyên môn; Độc giả, khán giả, thính giả; Mức độ ứng dụng công nghệ số.

Bộ TT&TT cũng hướng dẫn rõ, tổng thang điểm đánh giá đạt tối đa của chỉ số đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí của các cơ quan báo chí là 100 điểm, được chia cho 5 trụ cột.

Mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí của các cơ quan báo chí sẽ được xác định căn cứ vào tổng điểm đạt được của 5 trụ cột và được xếp loại theo các mức: Yếu (dưới 50 điểm), Trung bình (từ 50 đến dưới 60 điểm), Khá (từ 60 đến dưới 70 điểm), Tốt (từ 70 đến 80 điểm), và Xuất sắc (trên 80 điểm).

Bên cạnh việc các cơ quan báo chí tự theo dõi, đánh giá và cho điểm kết quả mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí của đơn vị theo các trụ cột, chỉ số thành phần của Bộ chỉ số, Bộ TT&TT ủy quyền cho Cục Báo chí chủ trì việc thẩm định, đánh giá dựa trên kết quả tự đánh giá của các cơ quan báo chí.

Hằng năm, Bộ TT&TT sẽ công bố xếp hạng mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí của các cơ quan báo chí. Kết quả đánh giá, xếp hạng sẽ được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ TT&TT và Cổng thông tin Trung tâm Hỗ trợ chuyển đổi số báo chí tại địa chỉ pdt.gov.vn

Cục Báo chí xây dựng và vận hành cổng thông tin pdt.gov.vn của Trung tâm Hỗ trợ chuyển đổi số báo chí, sử dụng phần mềm công cụ phục vụ việc đánh giá, xác định mức độ trưởng thành chuyển đổi số của các cơ quan báo chí Việt Nam.

Việc xây dựng và ban hành Bộ chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí là nhiệm vụ đã được Bộ TT&TT xác định rõ trong kế hoạch hành động của Bộ về triển khai chiến lược chuyển đổi số báo chí.

Trước đó, ngày 6/4, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chiến lược hướng tới mục tiêu xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước. Đồng thời, đảm bảo vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng; đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; tạo nguồn thu mới; thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nội dung số.

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

fb yt zl tw