Đánh giá mô hình chăn nuôi bò ứng phó với rét đậm, rét hại tại xã Bảo Hà

Ngày 19/12, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh tổ chức đánh giá kết quả mô hình Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong việc ứng phó với rét đậm, rét hại cho bò tại một số tỉnh miền núi phía Bắc.

Mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong việc ứng phó với rét đậm, rét hại cho bò tại một số tỉnh miền núi phía Bắc được triển khai từ tháng 7 đến tháng 12/2023 tại xã Bảo Hà (huyện Bảo Yên) với sự tham gia của 4 hộ, quy mô 45 con bò cái sinh sản.

bo chong ret.jpg
Mô hình Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong việc ứng phó với rét đậm, rét hại cho bò tại một số tỉnh miền núi phía Bắc được triển khai tại xã Bảo Hà.

Tham gia mô hình, các hộ có bò cái sinh sản được hỗ trợ 70% thức ăn hỗn hợp, tảng đá liếm; hỗ trợ hom giống, phân bón trồng 1 ha cỏ VA06; 100% kinh phí tập huấn kỹ thuật, nghiên cứu học tập, quản lý giám sát, tổng kết đánh giá nhân rộng mô hình.

Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh, sau 6 tháng triển khai mô hình, 45/45 con bò cái sinh sản đều sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ thụ thai đạt 100%.

Diện tích trồng cỏ VA06 sinh trưởng, phát triển tốt, đã cho thu hoạch lứa đầu. Dự kiến sau 1 năm trồng, năng suất cỏ đạt từ 250 tấn/ha trở lên. Đây là nguồn bổ sung dinh dưỡng quan trọng cho bò sinh sản trong vụ đông, giúp bò tăng sức đề kháng, giảm khả năng nhiễm bệnh và chết do đói, rét.

Mô hình được triển khai hiệu quả đã góp phần nâng cao nhận thức cho nông dân về tầm quan trọng trong phòng chống thiên tai (rét đậm, rét hại) và chăn nuôi tuần hoàn (khép kín từ chăn nuôi, xử lý chất thải, trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc...), mở ra hướng phát triển kinh tế phù hợp với thu nhập ổn định, ít rủi ro và ảnh hưởng của môi trường.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Huyện Bảo Thắng hiện có 118 trang trại theo chuẩn tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó nhiều trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao, lãi tiền tỷ mỗi năm. Theo chia sẻ của các chủ trang trại, hầu hết xuất phát điểm của họ đều vay vốn ngân hàng, trong quá trình phát triển, đồng vốn được sử dụng hiệu quả đã sinh lời, tạo giá trị lớn.

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2024 được tổ chức tại Lào Cai có 29 gian hàng trưng bày, giới thiệu gần 100 sản phẩm nông sản đặc sản các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Hải Phòng, Nam Định, Sơn La, Lâm Đồng, Hà Nội. Đây là những hàng hóa thế mạnh của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

[Ảnh] Màu xanh trở lại vùng chuyên canh rau Gia Phú

[Ảnh] Màu xanh trở lại vùng chuyên canh rau Gia Phú

Đợt mưa lũ đầu tháng 9 vừa qua, vùng chuyên canh rau màu của xã Gia Phú (Bảo Thắng) bị ngập úng và hư hại hoàn toàn. Ngay sau mưa lũ, người dân tập trung khôi phục vùng rau bằng những cây trồng phù hợp với điều kiện canh tác và đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bảo Yên: Tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Bảo Yên: Tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Với nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, những năm qua, huyện Bảo Yên đã tập trung mời gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Qua đó từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.

Quan tâm dự trữ thức ăn cho gia súc

Quan tâm dự trữ thức ăn cho gia súc

Mùa đông, thời tiết rét đậm, rét hại, đây cũng là thời điểm nguồn thức ăn xanh cho đàn gia súc khan hiếm. Ngành nông nghiệp đã phối hợp với các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động dự trữ nguồn thức ăn khô, thức ăn tinh cho gia súc trong mùa đông.

Vật nuôi của nhà nghèo

Vật nuôi của nhà nghèo

Xuân Thượng được mệnh danh là “thủ phủ” nuôi dê của huyện Bảo Yên với hơn 500 hộ chăn nuôi. Các hộ dân ở đây thường gọi con dê là vật nuôi của nhà nghèo vì chúng không kén thức ăn, có thể ăn tất cả các lá cây quanh đó, thậm chí ăn được lá ngón. Nuôi dê nhàn lại cho nguồn thu nhập ổn định nên nhiều hộ dân lựa chọn con dê để phát triển kinh tế thay vì lợn hay một số vật nuôi nhiều rủi ro khác.

fbytzltw