Tu bổ, tôn tạo di tích kiến trúc nghệ thuật dinh Hoàng A Tưởng:

Đảm bảo chức năng, kiến trúc và màu sắc gần sát nhất với nguyên gốc

Sáng 27/3, trong khuôn khổ chương trình làm việc tại huyện Bắc Hà, đoàn công tác dưới sự chủ trì của đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã khảo sát thực tế, lắng nghe đơn vị thiết kế trình bày phương án tu bổ, tôn tạo di tích kiến trúc nghệ thuật dinh Hoàng A Tưởng.

Tham gia đoàn công tác có các đồng chí: Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy và lãnh đạo một số ban, sở, ngành của tỉnh; các đồng chí Thường trực và Ban Thường vụ huyện ủy Bắc Hà.

1.jpg
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thực địa tại dinh thự Hoàng A Tưởng.

Theo đó, Di tích kiến trúc nghệ thuật dinh Hoàng A Tưởng tại huyện Bắc Hà được xây dựng trong giai đoạn 1914 - 1921. Trải qua hơn một thế kỷ, dinh thự Hoàng A Tưởng mang dáng vẻ trầm tư cổ kính, trở thành biểu tượng du lịch, điểm nhấn thu hút du khách đến Bắc Hà.

Sau nhiều năm tồn tại, đến nay nhiều hạng mục của công trình đã bị hư hại, mái ngói xô lệch, trần nhà bị dột, ngấm nước, một số họa tiết trang trí cũng bị bào mòn, không còn nguyên trạng. Để đảm bảo việc bảo tồn công trình bền vững và các kiến trúc nghệ thuật, giữ được hiện trạng của di tích cổ gắn với việc phát huy giá trị di tích, Sở Du lịch Lào Cai đã đề xuất việc tu sửa công trình.

Ngày 12/5/2023, UBND tỉnh đã ký Quyết định số 1141/QĐ-UBND phê duyệt báo cáo khả thi đầu tư xây dựng dự án: Tu bổ, tôn tạo Di tích kiến trúc nghệ thuật dinh Hoàng A Tưởng, huyện Bắc Hà.

d4a60fddafb600e859a7.jpg
bd72560ef665593b0074.jpg
Phối cảnh dinh thự sau khi tu bổ.

Dưới sự tư vấn của các chuyên gia, phương án trùng tu được phê duyệt cho thấy phối cảnh và bố cục màu sơn là một trong số những hạng mục phục hồi thay đổi gần sát với di tích gốc (cơ bản là màu vàng sáng và màu gạch, không phải màu sắc đã sửa năm 2007)… Ngoài ra, công trình sẽ được mở rộng sân trước di tích; phá dỡ 3 nhà tạm đang thực hiện chức năng nấu rượu, kho tạm và giới thiệu sản phẩm; tháo dỡ cổng chính, mở rộng lối lên, xuống. Nhà chính cơ bản giữ nguyên kiến trúc ban đầu, việc tu bổ, tôn tạo tập trung đảm bảo sự bền vững, ngăn chặn sự xuống cấp của công trình; khôi phục chức năng, hình thức của di tích gốc, bảo tồn giá trị nguyên bản.

c3fc1993b9f816a64fe9.jpg
Công trình đang được thử màu sơn.
3b375f2bff40501e0951.jpg
Công trình đang trong quá trình tôn tạo.

Công trình bắt đầu được tu bổ từ tháng 12/2023, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 11/2024. Trong quá trình tu bổ, tôn tạo di tích, dư luận có nhiều ý kiến tranh cãi, đặc biệt là về mảng màu sơn rực rỡ phía trước dinh thự.

3.jpg
Chuyên gia đơn vị thiết kế trình bày phương án tu bổ.

Thông tin tại buổi làm việc, đại diện đơn vị thiết kế đã trình bày, giải thích kỹ về màu sơn. Theo đó, màu sắc hiện đang được sơn chưa phải là màu cuối cùng. Đến nay chưa ai nắm được chuẩn xác hoàn toàn màu di tích gốc, tất cả những hình ảnh để lại đều là màu đen, trắng. Đơn vị thi công mới chỉ thử nghiệm 1 trong số các màu sơn để quan sát, lắng nghe ý kiến góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các chuyên gia, sau đó sẽ còn nhiều bước chỉnh sửa để tìm ra màu sát gốc nhất với công trình khi mới xây dựng.

2.jpg
Các đồng chí lãnh đạo nghe đơn vị thiết kế trình bày phương án tu bổ.

Ông Hà Văn Thắng, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh cho biết: Đây chỉ là bước thử màu sơn để có hình ảnh bàn luận tại hội thảo. Sau khi thử màu sơn, Sở Du lịch sẽ có buổi họp trưng cầu ý kiến của các chuyên gia, bao gồm cả một điểm cầu trực tuyến với vùng Nouvelle - Aquitaine(Pháp) để lựa chọn màu sơn phù hợp nhất.

Sau khi nghe giới thiệu phương án thiết kế, xem xét bản phối cảnh, phối màu các đồng chí lãnh đạo tỉnh đồng thuận với phương án để đơn vị thiết kế, thi công thử các màu sơn, sau đó cân nhắc, nghiên cứu, lựa chọn kỹ để tìm ra màu sơn phù hợp, sát nhất với màu và bố cục màu của dinh thự gốc.

Đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định tôn trọng sự nghiên cứu khoa học về màu sắc, bố cục của các chuyên gia. Quan sát lại một số bức ảnh cũ được chụp từ giai đoạn công trình chưa từng tôn tạo, có thể thấy một số lối đi đã có sự thay đổi khi trùng tu vào năm 2007. Trong đợt trùng tu này, nên cân nhắc đưa phương án khôi phục để các thế hệ sau thấy được chi tiết, rõ nét kiến trúc nghệ thuật, bố cục nhà nguyên gốc. Đồng thời có thể sử dụng, khai thác các phòng ở của gia đình ông Hoàng Yên Tchao một cách phù hợp, tôn trọng giá trị di tích để thúc đẩy phát triển du lịch.

Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh ý kiến: Cần thận trọng trong việc lựa chọn vật liệu để tôn tạo, đảm bảo giữ nguyên hiện trạng cây cối; báo cáo tỉnh khi thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Đồng thời cung cấp thông tin cho báo chí, truyền thông để người dân hiểu đúng bản chất của quá trình tôn tạo công trình.

Tại buổi làm việc, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh nhấn mạnh: Dinh thự Hoàng A Tưởng là công trình lịch sử - văn hóa có ý nghĩa, nhận được sự quan tâm của đông đảo Nhân dân. Vậy nên quá trình tu bổ, tôn tạo cần nhận được sự đồng thuận, thống nhất chung từ các đồng chí lãnh đạo đến Nhân dân; đảm bảo lưu giữ được công trình, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển.

Di tích kiến trúc nghệ thuật dinh Hoàng A Tưởng được xây dựng cách đây hơn 100 năm, dựa trên kiến thức của hai kiến trúc sư đến từ hai nền văn hóa khác nhau nên mang phong cách Á - Âu độc đáo. Trước năm 1945, chủ nhân của căn biệt thự là Hoàng Yến Tchao - một thổ ty ở Bắc Hà. Từ năm 1950 đến năm 1985, công trình gần như bỏ hoang. Từ năm 1985 - 1999, UBND huyện Bắc Hà sử dụng để làm nơi làm việc. Với những giá trị độc đáo, ngày 11/6/1999, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã quyết định công nhận dinh thự cổ Hoàng A Tưởng là Di tích cấp quốc gia và giao cho ngành văn hóa quản lý. Từ năm 2021, UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho Sở Du lịch, trực tiếp là Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh chịu trách nhiệm bảo vệ, quản lý và khai thác.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đón đoàn khách đi chuyến tàu charter đầu tiên nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai

Đón đoàn khách đi chuyến tàu charter đầu tiên nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai

16 giờ ngày 21/11 (giờ Hà Nội), Sở Du lịch Lào Cai phối hợp với Công ty Lữ hành quốc tế Hồng Hà tổ chức đón 400 khách du lịch Trung Quốc nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, sau đó sẽ du lịch theo hành trình ga Lào Cai - đến ga Sài Gòn bằng tàu hỏa. Đây là đoàn khách Trung Quốc đông nhất kể từ khi hết dịch Covid-19 đến nay và cũng là chuyến tàu charter đầu tiên trong chương trình hợp tác giữa Sở Du lịch với ngành đường sắt.

Ưu đãi lớn để kích cầu du lịch cuối năm

Ưu đãi lớn để kích cầu du lịch cuối năm

Hoàn lưu bão số 3 (Yagi) đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh du lịch của Lào Cai. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch đều ghi nhận lượng khách sụt giảm. Để phục hồi, chính quyền và doanh nghiệp đã chung tay tung ra đợt ưu đãi lớn nhất năm 2024 nhằm kích cầu du lịch cuối năm.

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

fbytzltw