Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam thăm, làm việc với một số công ty, trường học trên địa bàn tỉnh

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Lào Cai, ngày 18/4, bà Oh Young-Ju, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam đã đến thăm và làm việc với Công ty TNHH MTV Hóa chất Đức Giang – Lào Cai và Trường PTDT Nội trú THCS & THPT thị xã Sa Pa.

Cùng đi có đại diện Cơ quan Xúc tiến Thương mại - Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA); Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và các thành viên Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam.

DG2.jpg
Tham quan nhà máy thuộc Công ty Hóa chất Đức Giang.

Làm việc với bà Oh Young-Ju, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam, đại diện Công ty TNHH MTV Hóa chất Đức Giang (Công ty Hóa chất Đức Giang) cho biết: Trong 15 năm trở lại đây, Công ty đã hợp tác với nhiều công ty, tập đoàn của Hàn Quốc trong lĩnh vực hóa chất. Hàn Quốc là thị trường tiêu thụ sản lượng lớn phốt pho vàng, nên Công ty đã đầu tư riêng một dây chuyền sản xuất để cung ứng cho thị trường Hàn Quốc.

Dự báo thời gian tới, nhu cầu tiêu thụ phốt pho vàng tiếp tục tăng cao, Công ty Hóa chất Đức Giang đã có sự chuẩn bị để đảm bảo cung ứng cho các đối tác Hàn Quốc. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu hợp tác với các đối tác Hàn Quốc để đầu tư nhà máy liên doanh tại Việt Nam.

DG1.jpg
Đoàn công tác làm việc với đại diện Công ty Hóa chất Đức Giang.

Công ty Hóa chất Đức Giang đề nghị bà Oh Young-Ju, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam và Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam tiếp tục hỗ trợ, kết nối với các doanh nghiệp Hàn Quốc để mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm do Công ty sản xuất; hợp tác sản xuất một số sản phẩm mới theo tiềm năng, thế mạnh của Công ty Hóa chất Đức Giang…

Công ty Hóa chất Đức Giang hiện có nhiều dự án, nhà máy lớn tại tỉnh Lào Cai như: Nhà máy khai thác quặng Apatit, Nhà máy Phốt pho vàng; Nhà máy Axit Photphoric trích ly; Nhà máy Axit Photphoric thực phẩm; Nhà máy Supe lân giàu… với công suất lớn, đã hoạt động hiệu quả. Hiện Công ty Hóa chất Đức Giang đã hợp tác, xuất khẩu sản phẩm phốt pho vàng (30% sản lượng) và một số hóa chất khác vào thị trường Hàn Quốc.

Đánh giá cao quy mô, dây chuyền, năng lực và các sản phẩm do Công ty Đức Giang sản xuất, bà Oh Young-Ju, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam cho rằng: Sản phẩm của Công ty Hóa chất Đức Giang là nguyên liệu quan trọng trong khâu sản xuất của một số công ty, tập đoàn tại Hàn Quốc, đây là mối quan hệ đối tác thương mại cần được duy trì và phát triển, mở rộng.

Bà Oh Young-Ju đề nghị Công ty Hóa chất Đức Giang tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo cung ứng ổn định (sản lượng, giá cả) cho các đối tác Hàn Quốc. Đồng thời, nghiên cứu phát triển một số sản phẩm mới, phù hợp với yêu cầu của các đối tác Hàn Quốc. Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam sẽ tiếp tục kết nối, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, thương mại giữa Công ty Đức Giang và các đối tác, công ty, tập đoàn Hàn Quốc.

DG5.jpg
Tham quan ký túc xá Trường PTDT Nội trú THCS & THPT thị xã Sa Pa.

Cùng ngày, bà Oh Young-Ju và đoàn công tác Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam đã đến tham quan các hạng mục công trình tiểu hợp phần giáo dục (ký túc xá, trang thiết bị bếp ăn và phòng học - Trường PTDT Nội trú THCS & THPT thị xã Sa Pa) thuộc Dự án "Chương trình Hạnh phúc" do KOICA tài trợ với tổng số vốn hơn 30,8 tỷ đồng.

DG3.jpg
Đoàn công tác làm việc với Trường PTDT Nội trú THCS & THPT thị xã Sa Pa.

Làm việc với đoàn công tác, đại diện Trường PTDT Nội trú THCS & THPT thị xã Sa Pa cảm ơn Chính phủ Hàn Quốc, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, các cơ quan liên quan và bà Oh Young-Ju đã quan tâm, hỗ trợ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, góp phần đảm bảo công tác dạy và học. Đồng thời, đề nghị bà Oh Young-Ju tiếp tục quan tâm, đề xuất Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ nhà trường xây dựng Nhà đa năng (quy mô 600 chỗ) phục vụ công tác dạy và học, đầu tư hệ thống nước sạch, hỗ trợ quần áo, chăn ấm cho học sinh nhà trường…

DG4.jpg
Bà Oh Young-Ju trò chuyện với học sinh Trường PTDT Nội trú THCS & THPT thị xã Sa Pa.

Bà Oh Young-Ju, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam khẳng định: Chính phủ Hàn Quốc luôn quan tâm đến việc hỗ trợ học sinh nghèo, trong đó có học sinh tỉnh Lào Cai và thị xã Sa Pa. Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam sẽ tổng hợp các đề xuất của nhà trường để xem xét, đề xuất Chính phủ Hàn Quốc và một số cơ quan liên quan hỗ trợ nhà trường một số nội dung trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Sông Hồng - con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh người Việt, không chỉ là huyết mạch giao thông quan trọng mà còn từng chứng kiến sự hưng thịnh của nhiều thương cảng sầm uất. Những bến cảng trên sông Hồng đã góp phần thúc đẩy giao thương, kết nối kinh tế và làm nên diện mạo của các đô thị ven sông từ hàng trăm năm trước.

fb yt zl tw