Đại đức Thích Trúc Thái Minh bị cảnh cáo vì gây mất niềm tin của xã hội đối với Phật giáo, suy giảm uy tín của Giáo hội

Theo thông báo kết luận của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại đức Thích Trúc Thái Minh phải chịu kỷ luật cảnh cáo vì những sai phạm xảy ra tại chùa Ba Vàng (Uông Bí, Quảng Ninh) thời gian qua.

Thông báo kết luận gửi Đức Pháp chủ Hội đồng Chứng minh; Ban Giám luật, Hội đồng Chứng minh, nêu rõ, ngày 22/12/2023, chùa Ba Vàng tổ chức kỷ niệm 765 năm ngày đản sinh của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Sau đó từ ngày 23-27/12/2023, chùa Ba Vàng tổ chức cho các Phật tử và nhân dân chiêm bái “Xá lợi tóc Đức Phật” tại chùa, được truyền thông trên các trang điện tử của chùa Ba Vàng và Đại đức Thích Trúc Thái Minh giới thiệu đây là “Xá lợi tóc Đức Phật từ 2.600 năm”, bảo vật của chùa Parami và bảo tàng xá lợi Phật Parami, Yangon, Myanmar.

Sự kiện tổ chức chiêm bái và truyền thông về “Xá lợi tóc Đức Phật” tại chùa Ba Vàng đã bị dư luận xã hội phê phán, tạo ra nhiều thông tin trái chiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới niềm tin của Phật giáo và uy tín của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ban Tôn giáo Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh kết luận Đại đức Thích Trúc Thái Minh trụ trì chùa Ba Vàng đã vi phạm Luật Tín ngưỡng, tôn giáo trong việc đăng ký nội dung chiêm bái “Xá lợi tóc Đức Phật” tại chùa Ba Vàng và vi phạm về việc mời người nước ngoài tham gia sự kiện không thông báo. Đại đức Thích Trúc Thái Minh nhiều lần xuất cảnh hoạt động tôn giáo ở nước ngoài không báo cáo Giáo hội và cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo.

Việc làm của chùa Ba Vàng đã gây mất niềm tin của xã hội đối với Phật giáo, làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội và uy tín của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ngày 13/1/2024, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam họp tại Thiền viện Quảng Đức (quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) dưới sự chủ trì của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự đã cho ý kiến về sự việc này.

Theo đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định, xá lợi Phật là niềm tin của Phật giáo, là niềm tin tôn giáo. Xá lợi Phật là có thật, từ trong lịch sử kinh điển Phật giáo, khảo cổ học, và hiện nay xá lợi Phật là bảo vật của một số nước châu Á có niềm tin Phật giáo. Việc tôn thờ xá lợi Phật được thực hành trong đời sống tôn giáo của cộng đồng Phật tử thế giới.

Sự việc Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng tổ chức chiêm bái “Xá lợi tóc Đức Phật” do Thượng tọa U Wepulla, trụ trì tu viện Parami và bảo tàng xá lợi Phật Parami (còn gọi là tu viện Thone Wain hoặc Parmee Kyaung, địa chỉ tại đường Thone Wain, khối 5, thị trấn Nam Okkalapa, Yangon, Myanmar) rước sang chùa Ba Vàng để Phật tử chiêm bái trong tuần lễ kỷ niệm 765 năm ngày đản sinh của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông không báo cáo với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; không tổ chức chu đáo, truyền thông không được kiểm chứng, gây mất niềm tin của xã hội đối với Phật giáo, suy giảm uy tín của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là vi phạm khoản 2, Điều 82 Chương XIII Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sửa đổi lần thứ VII.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh xuất cảnh ra nước ngoài hoạt động, giao lưu tôn giáo mà không báo cáo Giáo hội và mời chư tăng khách nước ngoài tham dự lễ tại chùa Ba Vàng không báo cáo xin phép Giáo hội các cấp là vi phạm Điều 76, Điều 79 Chương XIV Quy chế hoạt động Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ IX (2022-2027).

Căn cứ Điều 82, Chương XIII Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sửa đổi lần thứ VII; khoản 2, Điều 71, Chương XIII Quy chế hoạt động Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ IX (2022-2027), tập thể Ban Thường trực Hội đồng Trị sự quyết định kỷ luật cảnh cáo Đại đức Thích Trúc Thái Minh, sám hối Ban Thường trực Hội đồng Trị sự và thông báo tới các Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh phải cam kết nếu tiếp tục để xảy ra những sai phạm tương tự làm mất niềm tin của xã hội đối với Phật giáo, ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì sẽ bị tẩn xuất, tước quyền trụ trì.

Chùa Ba Vàng sẽ không được tổ chức các sự kiện giao lưu quốc tế trong một năm.

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tăng cường biện pháp giám sát chặt chẽ hoạt động tôn giáo và truyền thông của chùa Ba Vàng, của Đại đức Thích Trúc Thái Minh.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khi âm nhạc kết nối di sản

Khi âm nhạc kết nối di sản

Khi những giai điệu vang lên trong không gian của các địa danh lịch sử, chúng không chỉ mang đến giá trị giải trí mà còn làm sống lại ký ức, giúp bảo tồn và phát huy giá trị di sản theo cách sáng tạo.

Hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc: Những không gian đọc sách trong thời đại số

Hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc: Những không gian đọc sách trong thời đại số

Trong kỷ nguyên số với việc phát triển mạnh mẽ của các thiết bị điện tử thông minh, có rất nhiều kênh và cách để tiếp cận tri thức nhưng văn hóa đọc vẫn giữ một vị trí nhất định, là một kênh quan trọng để “công dân số” ưu tiên lựa chọn. Thế nhưng làm thế nào để lan tỏa văn hóa đọc, để người dân có được những lựa chọn thông minh, tìm về với thế giới tri thức hữu ích trên mỗi trang sách, không chỉ là trăn trở của riêng các nhà xuất bản, phát hành mà là của toàn xã hội.

Bài cuối: Gìn giữ, phát huy những mạch nguồn

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài cuối: Gìn giữ, phát huy những mạch nguồn

Sông Hồng có tổng chiều dài 1.149 km, bắt đầu từ dãy núi Ngọa Sơn thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), sau đó chảy qua lãnh thổ Việt Nam hơn 500 km trước khi hòa vào đại dương bao la. Trên địa phận Việt Nam, dòng sông chảy qua 9 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định và Thái Bình. Những mạch nguồn văn hóa được kết tinh, phát huy cả ngàn đời nay dọc dòng sông lớn đã tạo nên dòng chảy văn hóa, nền văn hóa sông Hồng mang những nét riêng có.

Bài 3: Lắng sâu giai điệu dân ca

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 3: Lắng sâu giai điệu dân ca

Cùng với tìm hiểu những di tích lịch sử văn hóa chứa đựng hoạt động tín ngưỡng tâm linh độc đáo, trong hành trình đến với vùng đất nơi sông Hồng chảy qua, chúng tôi còn được tìm hiểu, trải nghiệm không gian diễn xướng, nghệ thuật trình diễn dân gian của những làn điệu dân ca. Mỗi lời hát, điệu múa thấm đượm tình người hồn hậu, tạo nên nét văn hóa độc đáo ở các vùng quê nơi dòng "sông Mẹ" chảy qua.

Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong hành trình khám phá di sản văn hóa phi vật thể dọc sông Hồng, chúng tôi có dịp đến thăm nhiều di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia tại các tỉnh và tìm hiểu nhiều nét văn hóa đẹp của các địa phương, các dân tộc. Dọc dài đôi bờ dòng sông, tín ngưỡng thờ Mẫu sâu đậm trong đời sống văn hóa tâm linh của các cộng đồng.

Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Sông Hồng là dòng sông lớn nhất miền Bắc, được coi là dòng sông mẹ, bồi đắp phù sa cho các khu vườn ven sông trải dài từ nơi chảy vào đất Việt là Lào Cai đến hạ lưu là cửa biển Ba Lạt (tỉnh Thái Bình). Từ những bãi bồi phì nhiêu, cư dân khắp nơi đã cùng tụ họp về đây từ buổi dựng nước Văn Lang (theo các dấu tích khảo cổ, nhiều hiện vật được tìm thấy là minh chứng người Việt cổ đã cư trú ở đây từ thời kỳ dựng nước Văn Lang), tạo nên những ngôi làng cổ hàng nghìn năm.

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Ngành nhiếp ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, song cũng đối mặt nhiều thách thức như định giá sản phẩm, bảo vệ bản quyền và cơ hội nghề nghiệp. Mới đây, mô hình Hợp tác xã Nhiếp ảnh và Ứng dụng đầu tiên đã hình thành tại thành phố Đà Nẵng. Nếu ý tưởng này thành công, hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực nhiếp ảnh một cách chuyên nghiệp, bền vững.

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Đầu xuân, khi vùng núi cao Bắc Hà chìm trong sắc trắng mận Tam hoa, tôi tình cờ gặp bà Đặng Thị Nguyệt Ánh, 75 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hà 2, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà tại Hội báo Xuân. Đối với người yêu thơ, thích đọc sách như bà Ánh thì đây chính là cơ hội để được thỏa mãn đam mê đọc và bổ sung kiến thức bổ ích từ những cuốn sách, tờ báo, tạp chí từ khắp mọi miền.

Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 2) Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Nhà văn Ma Văn Kháng hiện đang sinh sống cùng gia đình ở Thủ đô Hà Nội. Năm nay, nhà văn bước vào tuổi 89, nhưng tinh thần và sức sáng tạo của ông thì vẫn rất mạnh mẽ. Ông vẫn là cộng tác viên thường xuyên và đều đặn của tạp chí Xây dựng Đảng, Báo Văn nghệ. Đặc biệt, ông vẫn thường xuyên gửi bài viết, truyện ngắn cộng tác với "Báo nhà" - tên gọi thân thương mà nhà văn dành cho Báo Lào Cai.

[Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thời gian vua Lý Thái Tổ dời đô từ Thăng Long ra Hoa Lư. Các sản phẩm gốm Bát Tràng đã phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước từ thế kỷ XV, đến thế kỉ XVI, XVII phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu ra nước ngoài. Trải qua thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Nhà văn Ma Văn Kháng sinh năm 1936 tại Hà Nội. Ông đã có hơn hai thập kỷ gắn bó với mảnh đất biên cương Lào Cai. Đặc biệt, những năm tháng công tác tại Báo Lào Cai đã giúp ông đi sâu vào cuộc sống vùng cao, tích lũy vốn hiểu biết phong phú và truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Xa Phủ... Để hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của ông, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc gặp gỡ của phóng viên Báo Lào Cai với nhà văn Ma Văn Kháng.

fb yt zl tw