Đặc sắc chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam

Khán giả được thưởng thức 3 phần biểu diễn đặc biệt với các tác phẩm phong cách thính phòng cổ điển, âm hưởng dân ca và những ca khúc đi cùng năm tháng như một cuốn biên niên sử bằng âm thanh.

Tiết mục "Kể chuyện sông Hồng" với sự thể hiện của Dương Minh Chính (Violin, trái), Hà Miên (Cello, phải) và Huy Phương (Piano).

Tối 25/8, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hàng Bài, Hà Nội) diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Sóng nhạc Hồ Gươm xanh," do Hội Nhạc sỹ Việt Nam tổ chức, nhân kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2023.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đến dự và tặng hoa các nghệ sỹ tham gia chương trình.

Phát biểu tại chương trình, Thiếu tướng-Nhạc sỹ Đức Trịnh, Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam nhấn mạnh âm nhạc là sợi dây vô hình kết nối tình yêu thương giữa con người với con người, giữa các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau hơn, Ngày Âm nhạc Việt Nam - ngày hội tôn vinh nền âm nhạc Việt Nam, hội tụ và lan tỏa những điều tốt đẹp nhất với tất cả mọi người.

Ngày Âm nhạc Việt Nam nhắc chúng ta phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm âm nhạc hay, nhiều hoạt động âm nhạc có ý nghĩa phục vụ công chúng.

Cùng các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia và xây dựng, phát triển nền âm nhạc Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Những người làm công tác âm nhạc bày tỏ mong muốn Ngày Âm nhạc Việt Nam nhận được nhiều sự quan tâm hơn nữa của các cấp, ngành, tổ chức xã hội và mọi tầng lớp công chúng để cùng đưa Ngày Âm nhạc Việt Nam trở thành Ngày Âm nhạc của toàn dân, nhạc sỹ Nguyễn Đức Trịnh bày tỏ.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng các đại biểu tại Chương trình.

Chương trình nghệ thuật “Sóng nhạc Hồ Gươm xanh” được chia làm 3 phần với những điểm nhấn quan trọng.

Phần 1 có tiêu đề: “Sóng đàn Thăng Long” tôn vinh các tác phẩm viết cho nhạc cụ dân tộc và ca khúc mang âm hưởng dân ca, thể hiện tính kế thừa truyền thống, phản ánh một phần bức tranh của âm nhạc Việt Nam thời kỳ trước, làm nền tảng cho nền âm nhạc Việt Nam hiện đại.

Đó là tác phẩm “Đất nước thái hòa” do Nghệ sỹ Nhân dân Phạm Ngọc Khôi sáng tác và chỉ huy; ca khúc “Tiếng đàn bầu” sáng tác Nguyễn Đình Phúc, thơ Lữ Giang; “Một thoáng Tây Hồ," sáng tác Phó Đức Phương; “Suy tư," sáng tác Mai Phương; “Đi săn," sáng tác Triệu Tiến Vượng.

Phần 2 có tiêu đề: “Kể chuyện sông Hồng” gồm những tác phẩm viết theo phong cách thính phòng cổ điển cho thấy sự hội nhập và phát triển của âm nhạc trong việc tiếp thu tinh hoa của âm nhạc thế giới một cách có chọn lọc, để xây dựng nền âm nhạc Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đó là các tác phẩm “Bài ca Hà Nội," sáng tác Vũ Thanh; “Kể chuyện sông Hồng," sáng tác Huy Du; “Trời Hà Nội xanh," sáng tác Văn Ký; “Hát ru," sáng tác Hoàng Dương; “Tình yêu Hà Nội," sáng tác Hoàng Vân.

Phần 3 với tiêu đề: “Những giai điệu mãi xanh” là những tác phẩm đi cùng năm tháng, gắn liền với nhiều sự kiện, lịch sử của đất nước như một cuốn biên niên sử bằng âm thanh, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu giữa con người với con người và thiên nhiên tươi đẹp.

Phần hòa nhạc của Dàn nhạc Giao hưởng Big Band.

Liên khúc “Chiến sỹ biên thùy và Hành khúc Công an Nhân dân," sáng tác Tô Hải-Trọng Bằng; “Mười chín tháng Tám," sáng tác Xuân Oanh; “Giải phóng Điện Biên," sáng tác Đỗ Nhuận; “Tiến về Hà Nội," sáng tác Văn Cao; “Việt Nam ơi! Mùa Xuân đến rồi," sáng tác Huy Du…

Đêm nhạc “Sóng nhạc Hồ Gươm xanh” khép lại với bài hát “Mừng ngày Âm nhạc Việt Nam," do nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân sáng tác.

Chương trình “Sóng nhạc Hồ Gươm xanh” do Phó Giáo sư, Tiến sỹ-Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân chỉ đạo nghệ thuật; Thiếu tướng-Nhạc sỹ Đức Trịnh tổng đạo diễn với sự tham gia của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Huy Phương; các Nghệ sỹ Nhân dân Phạm Ngọc Khôi, Tạ Minh Tâm, Quốc Hưng; các ca sỹ Anh Thơ, Trọng Tấn, Diệu Thảo; nghệ sỹ cello Hà Miên… và Dàn nhạc Dân tộc-Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Dàn nhạc Giao hưởng Big band-Hội Nhạc sỹ Việt Nam.

Cùng với chương trình biểu diễn nghệ thuật tại Thủ đô Hà Nội, Ngày Âm nhạc Việt Nam năm nay được Chi Hội Nhạc sỹ Việt Nam ở nhiều địa phương trong cả nước tổ chức tại: Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Tiền Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định, Bình Phước, Bình Dương, Phú Yên, Đồng Tháp, Cà Mau, Đắk Lắk...

Theo Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tự hào truyền thống - Hướng tới tương lai

Ý nghĩa chương trình "Tự hào truyền thống - hướng tới tương lai"

Ngày 18/4, Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THCS Nam Cường, thành phố Lào Cai tổ chức chương trình trải nghiệm các phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc Lào Cai với chủ đề "Tự hào truyền thống - hướng tới tương lai" và giao lưu kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Sôi nổi Ngày Sách và Văn hóa đọc tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám

Sôi nổi Ngày Sách và Văn hóa đọc tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám

Sáng 15/4, Trường THCS Hoàng Hoa Thám (thành phố Lào Cai) phối hợp với Thư viện tỉnh tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025 với thông điệp: “Văn hóa đọc - kết nối cộng đồng”, “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” và “Đọc sách làm giàu tri thức, nuôi dưỡng khát vọng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo”.

Người nổi tiếng phải có đạo đức

Người nổi tiếng phải có đạo đức

Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục bị khởi tố, hoa hậu Thùy Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh để điều tra vụ án liên quan đến việc sản xuất và quảng bá kẹo rau củ Kera. Không ít lần, công chúng cũng đã vạch trần, cơ quan chức năng đã xử phạt người nổi tiếng, nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật nhưng dường như mọi hình phạt vẫn chưa đủ sức răn đe.

Phim hòa nhạc - cầu nối nghệ sĩ và công chúng

Phim hòa nhạc - cầu nối nghệ sĩ và công chúng

Không chỉ dừng ở những video âm nhạc “triệu view” hay tổ chức các concert “cháy vé”, ngày nay, những ngôi sao âm nhạc Việt Nam còn chứng minh sức ảnh hưởng thông qua sản xuất phim hòa nhạc. Câu chuyện âm nhạc được kể bằng ngôn ngữ điện ảnh đã tạo nên cầu nối đặc biệt chạm đến trái tim khán giả.

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Ngành nhiếp ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, song cũng đối mặt nhiều thách thức như định giá sản phẩm, bảo vệ bản quyền và cơ hội nghề nghiệp. Mới đây, mô hình Hợp tác xã Nhiếp ảnh và Ứng dụng đầu tiên đã hình thành tại thành phố Đà Nẵng. Nếu ý tưởng này thành công, hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực nhiếp ảnh một cách chuyên nghiệp, bền vững.

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Đầu xuân, khi vùng núi cao Bắc Hà chìm trong sắc trắng mận Tam hoa, tôi tình cờ gặp bà Đặng Thị Nguyệt Ánh, 75 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hà 2, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà tại Hội báo Xuân. Đối với người yêu thơ, thích đọc sách như bà Ánh thì đây chính là cơ hội để được thỏa mãn đam mê đọc và bổ sung kiến thức bổ ích từ những cuốn sách, tờ báo, tạp chí từ khắp mọi miền.

Phát huy di sản văn hóa dân tộc qua nghệ thuật biểu diễn

Phát huy di sản văn hóa dân tộc qua nghệ thuật biểu diễn

Nghệ thuật biểu diễn là một trong những hình thức để truyền tải thông điệp về di sản văn hóa dân tộc. Những năm qua, bằng hoạt động biểu diễn nghệ thuật, Đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh Lào Cai đã tập trung xây dựng các chương trình, tiết mục nghệ thuật biểu diễn phục vụ Nhân dân, đồng thời quảng bá di sản văn hóa các dân tộc Lào Cai đến với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.

fb yt zl tw