Đa dạng loại hình du lịch tại đồng bằng sông Cửu Long

“Sông nước, miệt vườn”, cụm từ gần như đóng đinh cho Đồng bằng sông Cửu Long bởi những lợi thế về sông ngòi, kênh rạch và đất đai màu mỡ, mang đến những vườn cây sum suê trái.

Hoạt động mua bán trái cây ở miệt vườn sông nước Nam Bộ luôn hấp dẫn du khách.
Hoạt động mua bán trái cây ở miệt vườn sông nước Nam Bộ luôn hấp dẫn du khách.

Lâu nay, các địa phương phát triển du lịch sinh thái, mang đến những trải nghiệm đậm chất miền Tây Nam Bộ. Thế nhưng, tư duy chỉ dựa vào sông nước, miệt vườn để phát triển du lịch rõ ràng không còn phù hợp trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại. Các địa phương đã dần biết tận dụng, phát huy các giá trị truyền thống, kết hợp nhiều loại hình du lịch khác, đa dạng hóa sản phẩm, loại hình để du lịch “đất chín rồng” thật sự cất cánh.

Năm 2024, du lịch Đồng bằng sông Cửu Long bội thu với hơn 52 triệu lượt khách; tổng thu từ du lịch toàn vùng ước đạt hơn 62 nghìn tỷ đồng. Trong đó, thành phố Cần Thơ ước tính đón khoảng 6,3 triệu lượt khách, tổng thu từ du lịch ước đạt 6.226 tỷ đồng. Ngoài các không gian mang đậm tính “sông nước”, các di tích lịch sử như Đền thờ Vua Hùng, nhà cổ Bình Thủy hoặc các không gian giải trí như phố đi bộ Ninh Kiều, chợ đêm ẩm thực cũng thu hút lượng lớn du khách.

Tỉnh Đồng Tháp tận dụng tốt các sản phẩm du lịch từ làng nghề như: làng hoa Sa Đéc, các làng nghề thủ công, ẩm thực. Tại tỉnh An Giang, trong 9 triệu lượt khách năm vừa qua, có sự đóng góp của các điểm đến nổi tiếng như: Khu du lịch núi Cấm, Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, làng Chăm Châu Phong… Nhiều chuyên gia cho rằng, giờ đây, tại Đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ là du lịch sinh thái “sông nước, miệt vườn”, mà sự đa dạng sản phẩm du lịch đã được thể hiện. Các tài nguyên biển, đảo, di tích lịch sử, văn hóa cùng các giá trị văn hóa truyền thống đa dạng dần được phát huy.

Mặc dù không còn phụ thuộc hoàn toàn vào “sông nước, miệt vườn”, tuy nhiên, việc đa dạng các loại hình du lịch ở miền Tây Nam Bộ vẫn còn gặp nhiều điểm nghẽn. Đã có đổi mới, sáng tạo nhưng vẫn mang tính nhỏ lẻ, tự phát hơn là kế hoạch phát triển lâu dài. Các điểm đến chưa liên kết chặt chẽ với các công ty du lịch, lữ hành để có các chương trình tour, tuyến đa dạng, còn xảy ra tình trạng “đi một tỉnh, biết cả vùng”. Cách làm du lịch còn mang tính tự phát, chưa biết cách quảng bá các điểm đến hiệu quả trên các nền tảng mạng xã hội, các phương tiện truyền thông.

Các làng nghề truyền thống ít được quan tâm đầu tư để gìn giữ, phát triển, nhiều làng nghề đứng trước nguy cơ mai một. Thiếu một cơ chế điều phối liên kết vùng, liên kết chuỗi giá trị ngành du lịch hiệu quả. Còn ít dự án về du lịch được đầu tư, nhiều dự án chậm triển khai. Trừ đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Đồng bằng sông Cửu Long chưa có một khu vui chơi, giải trí tầm cỡ…

Để du lịch Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng đa dạng, tạo sức hút, thời gian tới, các địa phương cần chú trọng khai thác có chọn lọc, đa dạng hóa loại hình du lịch, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tạo điểm nhấn riêng cho từng nơi. Huy động nguồn lực, thu hút đầu tư cho phát triển du lịch. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch mới. Tích cực, chủ động tham gia có hiệu quả công tác liên kết, hợp tác thúc đẩy phát triển du lịch, đặc biệt là liên ngành và liên vùng.

Cần có cơ chế pháp lý rõ ràng và có mô hình chỉ đạo, điều phối liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long để phát triển du lịch hiệu quả. Không chỉ dựa vào mô hình liên kết giữa chính quyền với chính quyền, thông qua ký kết các chương trình hợp tác thiếu ràng buộc trách nhiệm pháp lý. Cần có sự liên kết thị trường, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, người làm du lịch, cơ quan truyền thông, quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch...

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Thay vì chỉ tham gia các hoạt động trải nghiệm “cho vui”, khách du lịch trải nghiệm có chiều sâu, học hỏi những kỹ năng, kiến thức cùng cư dân bản địa, cùng sáng tạo các sản phẩm với cư dân, nghệ sĩ, nghệ nhân địa phương. Du lịch sáng tạo tạo ra sức hút, động lực phát triển mới cho ngành du lịch và khẳng định bản sắc văn hóa của các địa phương. Đây vừa là xu hướng mới, vừa là giải pháp mà các địa phương cần triển khai, nhân rộng.

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Vườn Quốc gia Hoàng Liên nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ, ở độ cao 1.000 - 3.000m so với mực nước biển, thuộc địa phận thị xã Sa Pa (Lào Cai) và một phần của huyện Tân Uyên (Lai Châu). Đây là điểm đến nhất định phải có trong cẩm nang du lịch của du khách khi đến với Sa Pa.

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã ký ban hành kế hoạch số 2045/KH-BVHTTDL về kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hướng dẫn viên du lịch...

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

53% du khách Việt Nam có kế hoạch du lịch cùng gia đình, đó là thông tin theo dữ liệu từ Dự đoán xu hướng du lịch 2025 của Booking.com. Điều này cho thấy du khách Việt Nam có xu hướng dành thời gian ý nghĩa bên người thân.

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

Xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) có 9 thôn với hơn 1.400 hộ dân sinh sống. Nơi đây tập trung chủ yếu các thành phần dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Kinh, trong đó 95% là người Mông. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ cùng bản sắc văn hóa được gìn giữ, Mường Hoa thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Tỉnh Lào Cai quan tâm đầu tư xây dựng đô thị Bảo Hà (Bảo Yên) với hạ tầng cơ sở đáp ứng phát triển du lịch. Đặc biệt, mới đây tỉnh đã điều chỉnh chương trình phát triển đô thị này đến năm 2030 để mở rộng và kết nối du lịch tâm linh liên vùng.

Sa Pa lãng mạn trong sắc hoa tầm xuân.

[Ảnh] Sa Pa dịu dàng sắc hoa tầm xuân

Sa Pa được thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ, trong lành, là thiên đường của các loài hoa đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, có lẽ loài hoa dễ trồng, dễ chăm sóc nhất ở nơi đây chính là tầm xuân (hồng leo). Mùa này, bất cứ nơi đâu hay bất cứ con đường nào ở Sa Pa cũng rực rỡ sắc hoa tầm xuân. Hoa tầm xuân góp phần làm đẹp cảnh quan Khu du lịch quốc gia Sa Pa, đồng thời tạo điểm nhấn thu hút du khách.

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát

Sáng 5/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với Công ty TNHH Bảo tồn rừng và Du lịch sinh thái Evergreen và Công ty TNHH MTV Du lịch sinh thái bảo tồn rừng.

fb yt zl tw